ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND | Đồng Nai, ngày 29 tháng 3 năm 2019 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động từng bước được nâng cao, tần suất tai nạn lao động có giảm, môi trường, điều kiện lao động đã được cải thiện. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế, vẫn còn những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người như vụ tai nạn do hàn điện gây cháy, nổ xảy ra ngày 21/12/2018, tại phường Xuân Hòa, thị xã Long Khánh làm 07 người chết. Nguyên nhân chủ yếu do các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động chưa tuân thủ nghiêm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; người lao động chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, phương tiện bảo vệ cá nhân, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động còn hạn chế, thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, thiếu chủ động trong phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động tuy có sự phối hợp thực hiện giữa các các cấp, các ngành nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Để phòng ngừa giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất trong thời gian tới; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện một số nội dung sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động đặc biệt các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: Xây dựng, khai thác khoáng sản, hóa chất, sản xuất chế biến gỗ. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; công khai thông báo các vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng; xem xét kiến nghị khởi tố vụ án, truy tố người vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết người.
b) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục tổ chức tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và trong sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
c) Phối hợp Công an tỉnh điều tra kịp thời, xác định nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn và xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ tai nạn lao động theo đúng quy định pháp luật; đặc biệt là những vụ nghiêm trọng làm chết người để kịp thời giải quyết các chế độ cho người lao động và có biện pháp khắc phục những nguyên nhân nhằm ngăn ngừa các vụ tai nạn tương tự xảy ra.
a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động, tập huấn sơ cấp cứu.
b) Chỉ đạo các trung tâm y tế, bệnh viện tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe người lao động như: Khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
c) Kiểm tra, giám sát việc quan trắc môi trường lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ động, phối hợp Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi; thuốc phòng, chống mối mọt, côn trùng, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi; kiểm tra hướng dẫn công tác an toàn lao động trong việc sử dụng máy móc, thiết bị, sử dụng điện trong sản xuất trong nông nghiệp và trong các làng nghề.
4. Sở Xây dựng, Sở Công Thương
a) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổng thầu, nhà thầu, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi quản lý.
b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các công trình trọng điểm, các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng.
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội điều tra kịp thời và xác định rõ nguyên nhân xảy ra, xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ tai nạn lao động, đặc biệt là xử lý hình sự người đứng đầu và những cá nhân liên quan để xảy ra tai nạn lao động làm chết người khi có dấu hiệu vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Bộ luật Hình sự nhằm ngăn ngừa các vụ tai nạn tương tự xảy ra.
6. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai
a) Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp.
b) Báo cáo định kỳ, đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp theo quy định.
7. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
a) Chỉ đạo Liên đoàn Lao động cấp huyện, Công đoàn khu công nghiệp, Công đoàn viên chức hướng dẫn các tổ chức Công đoàn cơ sở phối hợp chủ doanh nghiệp:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để người lao động hiểu được mục đích, ý nghĩa, tính chất và tham gia tích cực vào công tác bảo hộ lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn tại doanh nghiệp.
- Thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại doanh nghiệp theo quy định để đảm bảo 100% công đoàn cơ sở có lực lượng an toàn vệ sinh viên.
- Phát động phong trào xanh, sạch, đẹp ở các doanh nghiệp, cơ quan trong tỉnh.
b) Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh nhằm điều tra kịp thời và xác định nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn để giải quyết các chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
8. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh
a) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện các biện pháp làm việc an toàn, phòng chống ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là sử dụng điện và các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp.
b) Cung cấp danh sách các cá nhân, đơn vị điển hình làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động, các địa phương có nhiều nguy cơ về tai nạn trong nông nghiệp, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho công tác tuyên truyền.
c) Cung cấp các nội dung liên quan đến số liệu tình hình công tác an toàn, vệ sinh lao động, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc loại hình hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh phục vụ cho công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
9. Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai
Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện công tác thông tin tuyên truyền các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh; đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền trên các kênh của Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai; tăng cường xây dựng và phát sóng các chuyên mục, chuyên đề, phổ biến kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công khai các trường hợp vi phạm an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời thông tin cảnh báo những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để mọi người biết và phòng tránh.
10. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa
Xây dựng kế hoạch để thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt là quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương đến với người lao động, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng trên địa bàn.
b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn.
c) Thực hiện tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động trên địa bàn theo đúng quy định.
11. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
Xây dựng và thực hiện chương trình hành động cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm soát đánh giá nguy cơ, xây dựng các biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm có hại và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại những nơi có nguy cơ dễ xảy ra tai nạn lao động như: Các nhà xưởng, phân xưởng sản xuất; công trình xây dựng tiếp giáp khu đông dân cư; khu vực đường giao thông đông người đi lại; khu vui chơi công cộng; các kho xăng dầu, bến cảng; các khu khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng… phân công người trực để bảo đảm xử lý kịp thời khi có tai nạn hoặc sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra.
b) Xây dựng và thực hiện đầy đủ nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn của thiết bị và nơi làm việc; trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; cải thiện điều kiện lao động; kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; định kỳ hàng năm tổ chức các lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định. Đồng thời, khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra phải báo ngay cơ quan có thẩm quyền, địa phương biết để phối hợp xử lý.
c) Bố trí, tổ chức bộ phận làm công tác an toàn, vệ sinh lao động là những người có kinh nghiệm, trình độ, hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
d) Tăng cường sự phối hợp giữa người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở để tự kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn lao động cũng như các nội quy, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nghiêm túc thực hiện; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15/7 đối với báo cáo 06 tháng và trước ngày 07/01 năm sau đối với báo cáo năm để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh theo quy định.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 2103/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2 Quyết định 324/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình
- 3 Nghị quyết 19/2018/NQ-HĐND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động và chế độ, chính sách đối với người lao động tại khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4 Bộ luật hình sự 2015
- 1 Nghị quyết 19/2018/NQ-HĐND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động và chế độ, chính sách đối với người lao động tại khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2 Quyết định 324/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 2103/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng