ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2003/CT-UB | Bình Phước, ngày 19 tháng 03 năm 2003 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2003 - 2010
Trong thời gian qua việc thực hiện Chương trình giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, đã góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho người lao động. Tuy nhiên, do số lao động hàng năm gia tăng nhanh, do đó hàng năm số lao động có nhu cầu tìm việc làm rất lớn. Để giải quyết tốt vấn đề này một cách cơ bản trong thời gian tới, ngoài những giải pháp đang thực hiện, chúng ta cần triển khai thực hiện tốt Chương trình xuất khẩu lao động theo tinh thần Chỉ thị số 41/CT-TW ngày 22/09/1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia; Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc đưa lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 28/02/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2003 – 2010; Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân tỉnh kỳ họp thứ 7 khóa Vi về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2003.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỈ THỊ
1. Giao Sở Văn hóa – Thông tin, Báo Bình Phước, Đài Phát thanh – Truyền hình; Đài Truyền thanh các huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn và các phương tiện thông tin đại chúng khác, tập trung tuyên truyền rộng rãi và mạnh mẽ về Chương trình xuất khẩu lao động của tỉnh giai đoạn 2003 – 2010 đến mọi tầng lớp nhân dân; đến các ngành, các cấp. Qua đó làm cho các ngành, các cấp hiểu và nhận thức đúng về các chủ trương của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động, xác định trách nhiệm của mình trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời giúp cho nhân dân nắm bắt đầy đủ, chính xác và kịp thời các chủ trương đó để nhiệt tình hưởng ứng tham gia thực hiện.
2. Sở Lao động – TB&XH, là cơ quan Thưòng trực Ban chỉ đạo của tỉnh xây dựng Chương trình, Kế hoạch, hướng dẫn, điều phối chung giữa các cấp, các ngành, đồng thời chỉ đạo các Trường dạy nghề, các Trung tâm dịch vụ việc làm, các Trung tâm đào tạo nghề của các huyện, thị xã... tận dụng và sử dụng mọi điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên hiện có ở các Trung tâm này để tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động, đảm bảo chất lượng phù hợp và đủ số lượng đáp ứng yêu cầu của các công ty, phục vụ kịp thời cho công tác xuất khẩu lao động.
- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai toàn tỉnh cho lãnh đạo các ngành các cấp, cho các huyện, thị xã.
3. Công an tỉnh: Chỉ đạo trong hệ thống của ngành, công khai các yêu cầu về thủ tục, lệ phí và thờigian cấp hộ chiếu cho người đi xuất khẩu lao động, đảm bảo nhanh gọn và đúng theo quy định. Những vấn đề gì người lao động chưa hiểu thì giải thích tận tình chu đáo, không được gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực... Đồng thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hiện tượng môi giới bất hợp pháp trong việc cấp hộ chiếu, gây thiệt hại cho người lao động. Mặt khác, tổng hợp danh sách những người đi xuất khẩu lao động, sau khi hết thời gian lao động ở nước ngoài trở về địa phương, có kế hoạch giúp đỡ để họ sớm ổn định cuộc sống.
4. Sở Y tế: Chỉ đạo cho các Trung tâm Y tế các huyện, thị xã; Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, phải đảm bảo kết quả khám sức khỏe cho người lao động là khách quan, trung thực. Mọi thủ tục, lệ phí, thời gian khám phải thông báo công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi đến khám sức khỏe.
5. Chi nhánh ngân hàng Nhà nước của tỉnh, chỉ đạo cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay xuất khẩu lao động theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Quyết định số 440/201/QĐ-NHNN ngày 17/04/2001. Khuyến khích các Ngân hàng tạo điều kiện cho người lao động vay vốn đủ trang trải chi phí để đi xuất khẩu lao động.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính – Vật giá, tham mưu, cân đối bố trí nguồn vốn trong kế hoạch hàng năm để thực hiện công tác xuất khẩu lao động, trên cơ sở dự toán của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và tiến độ thực hiện theo Chương trình xuất khẩu lao động của UBND tỉnh đề ra.
7. Giao Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động (thành phần tương tự như ở cấp tỉnh) đồng thời chỉ đạo các xã, phường, thị trấn niêm yết công khai các thông tin về tuyển dụng lao động, điều kiện tuyển dụng, điều kiện làm việc, các khoản chi phí, mức lương, thủ tục hồ sơ, cơ quan giải quyết... Đồng thời tổ chức tuyên truyền đến các khu dân cư, tổ chức làm điểm và triển khai rộng rãi công tác xuất khẩu lao động theo sự chỉ đạo chung của tỉnh.
8. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể cá nhân, các tổ chức xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến đến hội viên, đoàn viên của mình và toàn thể nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả vào công tác xuất khẩu lao động của tỉnh trong thời gian tới.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ hàng quý báo cáo kết quả về UBND tỉnh.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Chỉ thị 09/2013/CT-UBND tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2 Quyết định 440/2001/QĐ-NHNN về việc cho vay đối với người lao động đi lam việc có thời hạn ở nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3 Nghị định 152/1999/NĐ-CP quy định việc người lao động và chuyên gia Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- 4 Chỉ thị 41/CT-TW năm 1998 về xuất khẩu lao động và chuyên gia do Bộ Chính trị ban hành
- 1 Chỉ thị 01/2008/CT-UBND về tăng cường công tác xuất khẩu lao động do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2 Quyết định 1320/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực
- 3 Chỉ thị 09/2013/CT-UBND tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động do tỉnh Đắk Nông ban hành