ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2012/CT-UBND | Đắk Lắk, ngày 24 tháng 10 năm 2012 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 24/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 3433/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện lồng ghép các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhân lực vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các Chương trình, kế hoạch 5 năm, hàng năm của tỉnh.
b) Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để phê duyệt, triển khai chương trình, dự án trọng điểm phát triển nhân lực chất lượng cao; quản trị và duy trì hệ thống; hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị về phương pháp xây dựng hệ thống thông tin và tiến hành dự báo nhu cầu nhân lực.
c) Làm đầu mối thu thập, tổng hợp, nhập liệu, cập nhật thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh vào hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khai thác nguồn thông tin của hệ thống để phục vụ và dự báo nhu cầu nhân lực trong phạm vi của tỉnh.
d) Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án cụ thể phát triển nhân lực của tỉnh; đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực hàng năm để báo cáo các Bộ, ngành Trung ương theo quy định và thường xuyên rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế; đề xuất tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy định liên quan về công tác thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực ở các Sở, ngành, địa phương.
đ) Lập dự toán kinh phí cho các dự án cụ thể đầu tư xây dựng đầu mối thu thập, xử lý, dự báo và báo cáo thông tin, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành. Phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh, kết nối với hệ thống dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của Quốc gia.
e) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực có nhiệm vụ khai thác dữ liệu để đưa ra các sản phẩm thông tin và kết quả dự báo ở địa phương, theo ngành nghề, trình độ đào tạo. Chú trọng vào phương pháp luận về dự báo; các phương pháp định tính và định lượng, các mô hình dự báo, đặc biệt cho lĩnh vực cung - cầu nhân lực.
a) Thực hiện lồng ghép các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhân lực vào Quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành.
b) Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án cụ thể phát triển nhân lực của ngành. Đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện chương trình, dự án phát triển nhân lực hàng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư đề tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; cung cấp thông tin, số liệu cho các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh; thường xuyên rà soát các chỉ tiêu liên quan đến phát triển nhân lực của ngành, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp với tình hình thực tế.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện việc thu thập và cập nhật thông tin, dữ liệu; xây dựng hệ thống thông tin dự báo nhu cầu nhân lực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tuân theo các chuẩn dữ liệu được quy định tại Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 24/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
d) Đánh giá, xác định yêu cầu, nhu cầu nhân lực tham gia hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thu thập thông tin từ các đơn vị, doanh nghiệp thuộc diện mình quản lý.
Ngoài ra, các Sở, ngành sau đây có trách nhiệm:
đ) Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành có liên quan kiểm tra, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt địa điểm xây dựng, mở rộng các cơ sở đào tạo, đáp ứng yêu cầu về quy mô, chất lượng và phù hợp với đặc thù của huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh.
e) Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí quỹ đất để xây dựng, mở rộng các cơ sở đào tạo, đáp ứng yêu cầu về quy mô, chất lượng và phù hợp với đặc thù của huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh.
g) Sở Nội vụ: Tham mưu thành lập Hội đồng đào tạo nhân lực của tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của địa phương; đồng thời chủ trì:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tham mưu triển khai phương án củng cố và xây dựng đội ngũ làm công tác thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực trong các cơ quan nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ; thực hiện cơ chế huy động nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia, các nhà quản lý có kinh nghiệm tham gia vào công tác thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực theo quy định của Trung ương.
- Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu thực hiện chế độ sử dụng, đào tạo, đãi ngộ phù hợp những cán bộ làm công tác thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực theo quy định của Trung ương.
h) Cục Thống kê: Chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh, kết nối với hệ thống dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của Quốc gia.
i) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện có hiệu quả Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) trên địa bàn tỉnh; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân lực, bảo đảm điều kiện về nhà ở, trường học, bệnh viện và các điều kiện khác đáp ứng nhu cầu của người lao động; tham mưu xây dựng chính sách thu hút nhân lực cho các khu, cụm công nghiệp của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề trên địa bàn toàn tỉnh và phối hợp thực hiện chỉ đạo về công tác đào tạo, mở ngành, nghề trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin về lao động, việc làm, nhu cầu đào tạo cho doanh nghiệp, người học, cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Cục Thống kê tỉnh, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc tích hợp số liệu thông tin về thị trường lao động do Sở quản lý vào hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh, xác định hệ thống chi tiêu đầu vào, xây dựng nội dung và công cụ phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch và chương trình dạy nghề theo nhu cầu nhân lực của tỉnh và chủ thể sử dụng lao động khác.
k) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo trên địa bàn, bảo đảm phù hợp với quy hoạch mạng lưới chung các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong cả nước; thành lập các Hội đồng chuyên gia theo ngành đào tạo của tỉnh.
- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của tỉnh và các chủ thể sử dụng lao động khác; xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực tại các đơn vị trong tỉnh; ban hành các cơ chế, quy định nhằm gắn kết cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng hình thức đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng, thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào công tác đào tạo nhân lực cho địa phương; hình thành Hội đồng đào tạo nhân lực tại địa phương để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của địa phương.
- Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc bố trí quỹ đất để xây dựng, mở rộng các cơ sở đào tạo, đáp ứng yêu cầu về quy mô, chất lượng và phù hợp với đặc thù của địa phương.
l) Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tham mưu triển khai chuẩn kỹ thuật, chuẩn dữ liệu, chuẩn trao đổi dữ liệu của hệ thống để kết nối qua mạng cho các cơ quan, đơn vị liên quan theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc đào tạo, tập huấn về các chuẩn này cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực tại các đơn vị trong hệ thống.
- Chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, quảng bá, phổ biến về hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia và của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
m) Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đầu mối thu thập, xử lý, dự báo và báo cáo thông tin.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tham mưu triển khai các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về cơ chế tài chính và định mức chi cho các hoạt động thu thập, xử lý, dự báo và báo cáo thông tin về nhu cầu nhân lực của tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Lồng ghép các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhân lực vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm của địa phương. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án cụ thể về phát triển nhân lực của tỉnh trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
b) Đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực hàng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương cần thường xuyên rà soát, đề nghị bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh cũng như của địa phương.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc bố trí quỹ đất để xây dựng, mở rộng các cơ sở đào tạo, đáp ứng yêu cầu về quy mô, chất lượng và phù hợp với đặc thù của địa phương.
d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của địa phương, kết nối với hệ thống dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện việc thu thập và cập nhật thông tin, dữ liệu; xây dựng hệ thống thông tin dự báo nhu cầu nhân lực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của địa phương tuân theo các chuẩn dữ liệu được quy định tại Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 24/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đánh giá, xác định yêu cầu, nhu cầu nhân lực tham gia hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm thu thập thông tin từ các đơn vị, hộ gia đình và doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn.
Căn cứ Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, thông tin và dự báo về thị trường lao động và các quy định, hướng dẫn của các cơ quan chức năng để xây dựng kế hoạch tuyển sinh và đào tạo cho phù hợp.
5. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động
a) Xây dựng kế hoạch quản lý và phát triển nhân lực của đơn vị mình. Chủ động bố trí nguồn lực của doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực giai đoạn 2011 - 2015; rà soát các hợp đồng đào tạo nhân lực đã ký kết với các cơ sở đào tạo trong những năm qua, đánh giá chất lượng của học sinh, sinh viên tốt nghiệp để cung cấp ý kiến phản hồi tới cơ sở đào tạo.
b) Tiếp tục xây dựng, tăng cường hợp tác với cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu trong các hoạt động đào tạo, xác định nhu cầu nhân lực, huy động và chia sẻ nguồn lực, kinh phí cùng với các cơ sở đào tạo để đẩy mạnh công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học theo nhu cầu; phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng các chuẩn đầu ra của ngành, nghề đào tạo.
c) Hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở thực tập thực tế cho học sinh, sinh viên của các cơ sở đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động hỗ trợ về tài chính cho cơ sở đào tạo.
Căn cứ Chỉ thị, các Sở, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố; các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Định kỳ trước ngày 15/8 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo các Bộ, ngành Trung ương và Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội trước ngày 30/9 hàng năm. Kịp thời báo cáo, đề xuất những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong việc triển khai thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 2 Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 3 Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 4 Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 1 Quyết định 537/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
- 2 Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2012 triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 272/NQ-HĐND13 thông qua Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
- 4 Quyết định 601/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 1190/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020
- 1 Quyết định 1190/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020
- 2 Nghị quyết 272/NQ-HĐND13 thông qua Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
- 3 Quyết định 537/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
- 4 Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 5 Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 6 Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)