ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2014/CT-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 04 tháng 07 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ AN TOÀN ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Công Thương đã ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện liên quan về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp như: Luật Điện lực năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực năm 2012; Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp (viết tắt là: Nghị định số 137/2013/NĐ-CP); Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện (viết tắt là: Nghị định số 14/2014/NĐ-CP); Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (viết tắt là: Nghị định số 134/2013/NĐ-CP). Tuy nhiên việc phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản này trên địa bàn tỉnh còn chậm, thiếu đồng bộ.
Để tăng cường biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm về an toàn điện trong thời gian tới, phù hợp với hệ thống các văn bản hiện hành, đảm bảo an toàn công trình lưới điện cao áp, nâng cao việc vận hành an toàn hệ thống lưới điện quốc gia trên địa bàn tỉnh, nhằm bảo vệ tính mạng cho người, tài sản của Nhà nước và nhân dân; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh thực hiện một số nội dung như sau:
1. Đối với các Sở, ngành liên quan.
a) Sở Công Thương
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn điện trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời hướng dẫn nhân dân về việc đảm bảo an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Tổng hợp tình hình vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, đề xuất các biện pháp khắc phục, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quy định pháp luật.
- Chủ động hoặc phối hợp với các Đơn vị quản lý vận hành công trình lưới điện cao áp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền quy định.
- Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban ngành:
+ Khen thưởng các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
+ Xử lý kỷ luật những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái với quy định của Chính phủ về an toàn điện.
b) Công an tỉnh
- Chủ động hoặc phối hợp với các ngành liên quan, Đơn vị quản lý vận hành lưới điện kiểm tra, lập biên bản các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quy định. Xử lý vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo thẩm quyền được quy định tại khoản 2 và 3 Điều 36 Nghị định 134/2013/NĐ-CP .
- Chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc tham gia cùng với địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm khi có yêu cầu. Đảm bảo tình hình an ninh trật tự cho việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, phối hợp giải quyết các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp.
c) Sở Xây dựng
- Chủ động hoặc phối hợp với các ngành liên quan, Đơn vị quản lý vận hành lưới điện kiểm tra, lập biên bản các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quy định. Xử lý vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo thẩm quyền được quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 134/2013/NĐ-CP .
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
- Chịu trách nhiệm trong việc cấp phép xây dựng cho các tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cải tạo công trình làm vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
- Phối hợp với đơn vị quản lý vận hành lưới điện khảo sát địa điểm, lấy ý kiến trước khi cấp phép xây dựng quảng cáo cho các tổ chức, cá nhân có lắp đặt hoặc treo bảng quảng cáo gần lưới điện cao áp.
d) Sở Tài chính
- Trên cơ sở kế hoạch và dự trù kinh phí hằng năm của Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn lưới điện cao áp tỉnh, Sở Tài chính cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách để đảm bảo hoạt động của Ban chỉ đạo để tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra xử lý, khen thưởng,v.v…
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.
đ) Sở Tư pháp
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành, Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các Đơn vị quản lý vận hành lưới điện, phổ biến, tuyên truyền quy định pháp luật về an toàn điện.
e) Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp trên địa bàn chỉ đạo các cơ quan báo chí, Website tỉnh và Đài truyền thanh cấp huyện tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy định về an toàn điện trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp Bưu điện tỉnh, Viễn thông Bình Dương chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp,v.v… thực hiện đúng các quy định về an toàn, mỹ quan đô thị khi sử dụng chung trụ các công trình điện.
g) Sở Tài nguyên và Môi trường
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ đầu tư các công trình điện, các Đơn vị quản lý vận hành lưới điện xác nhận phần diện tích đất, nguồn gốc phần đất vi phạm để có phương án bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quy định của pháp luật.
h) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến các văn bản có liên quan về công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Về Quy hoạch quảng cáo ngoài trời: Lưu ý đối với các vị trí được quy hoạch quảng cáo không được đặt trong hành lang lưới điện cao áp và trường hợp khi ngã đổ không làm ảnh hưởng đến việc vận hành lưới điện cao áp.
i) Trách nhiệm của các Sở, ngành, Đoàn thể
Các Sở, ngành, đoàn thể trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương, các Sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh hướng dẫn, tuyên truyền, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về thực hiện an toàn điện trên phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, tổ chức hướng dẫn cho nhân dân về kiến thức sử dụng điện an toàn, các quy định về bảo vệ hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ Chủ đầu tư các công trình điện hoàn tất thủ tục xác định hiện trạng vị trí đặt trạm biến áp, móng trụ điện và hướng tuyến đường dây điện đi qua trên địa bàn.
- Phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra, lập biên bản các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn. Xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP .
- Thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Tiếp tục duy trì hoạt động của các Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp huyện, thị xã, thành phố đã được thành lập.
- Chịu trách nhiệm trong việc cấp phép xây dựng cho các tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cải tạo công trình làm vi phạm đến hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn điện trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời hướng dẫn nhân dân về việc đảm bảo an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Quản lý toàn diện về trật tự xây dựng trên địa bàn, có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý kịp thời và báo cáo cấp trên các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp xảy ra trên địa bàn.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, lập biên bản các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn. Xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP .
- Chỉ đạo cán bộ quy tắc xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn, cùng cán bộ ngành điện và cán bộ quản lý trật tự xây dựng huyện, thị xã, thành phố lập biên bản, hồ sơ vi phạm yêu cầu đình chỉ và đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quy định.
- Chịu trách nhiệm trong việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo thẩm quyền làm vi phạm đến hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
3. Đối với cơ quan quản lý vận hành lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các tuyến đường dây dẫn điện và trạm biến áp nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm, có trách nhiệm lập biên bản các hành vi vi phạm hành chính về an toàn điện và thông báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xây dựng mới hoặc cải tạo công trình và hồ sơ có liên quan của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp công trình (gọi tắt là chủ công trình), đơn vị quản lý lưới điện cao áp phải có trách nhiệm khảo sát hiện trường nơi dự kiến xây dựng, cải tạo công trình và lập văn bản thỏa thuận với chủ công trình về an toàn điện đối với nhà ở, công trình xây dựng. Trường hợp không thỏa thuận được phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Ngừng cấp điện khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp theo Thông tư số 30/2013/TT-BCT ngày 14/11/2013 của Bộ Công Thương Quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về an toàn điện.
- Chủ động hoặc phối hợp với các Sở, ngành, chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn điện.
4. Tổ chức thực hiện
- Chỉ thị này được phổ biến rộng rãi đến các Sở ban ngành, Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị quản lý vận hành công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh.
- Giao Sở Công Thương theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị này và các văn bản quy định của Nhà nước về an toàn điện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ 6 tháng, năm.
- Bãi bỏ Chỉ thị số 03/2011/CT-UBND ngày 17/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tăng cường biện pháp xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 03/2011/CT-UBND về tăng cường biện pháp xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp do tỉnh Bình Dương ban hành
- 2 Quyết định 11/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 3 Quyết định 351/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2017
- 4 Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 5 Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2014 tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra đảm bảo an toàn trong sử dụng điện, phòng tránh tai nạn điện trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2 Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện
- 3 Thông tư 30/2013/TT-BCT quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4 Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi
- 5 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- 6 Chỉ thị 01/2013/CT-UBND về tăng cường quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 7 Luật điện lực sửa đổi 2012
- 8 Chỉ thị 07/2011/CT-UBND tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn điện và sử dụng điện trên địa bàn tỉnh An Giang
- 9 Luật Điện Lực 2004
- 1 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2014 tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra đảm bảo an toàn trong sử dụng điện, phòng tránh tai nạn điện trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2 Chỉ thị 01/2013/CT-UBND về tăng cường quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Chỉ thị 07/2011/CT-UBND tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn điện và sử dụng điện trên địa bàn tỉnh An Giang