ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND | Bình Định, ngày 20 tháng 4 năm 2011 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Đề án đào tạo nghề có chất lượng, tay nghề cao của tỉnh Bình Định và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển dạy nghề giai đoạn 2006- 2010 của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh, một số kết quả đạt được là:
Mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển rộng khắp, đến nay đã có 29 cơ sở dạy nghề bao gồm: 02 trường cao đẳng nghề, 03 trường trung cấp nghề, 09 trung tâm dạy nghề và 15 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề tăng gần cấp đôi so với năm 2006; Quy mô tuyển sinh học nghề hàng năm đều tăng; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 27% lên 36 %; Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ: Đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm; đào tạo 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề từng bước được nâng lên. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề tăng về số lượng, nâng cao chất lượng; nhiều chương trình dạy nghề đã được đổi mới về nội dung cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất; đa dạng hóa hình thức, phương thức dạy nghề: Dạy nghề chính quy, dạy nghề thường xuyên, dạy nghề tập trung, dạy nghề lưu động, dạy nghề tại doanh nghiệp. Hoạt động dạy nghề huy động được kinh phí đầu tư từ nhiều nguồn: Trung ương, địa phương, xã hội hóa và sự đóng góp của người học; Các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp đã tích cực tham gia dạy nghề và tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên tham gia học nghề. Hoạt động dạy nghề đã đóng góp tích cực vào việc cung cấp nhân lực cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh Bình Định.
Tuy nhiên, công tác dạy nghề của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Số lượng cơ sở dạy nghề còn ít, quy mô nhỏ, phân bổ chưa hợp lý, đặc biệt là các huyện miền núi, trung du chưa có trung tâm dạy nghề; quy mô đào tạo nghề còn nhỏ, nhất là đào tạo nghề trình độ cao, chưa đáp ứng được nhu cầu lao động qua đào tạo nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động; cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh; chất lượng dạy nghề còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề còn thiếu thốn và lạc hậu. Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu, yếu về chuyên môn kỹ thuật; quan hệ giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ; công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu.
Để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, góp phần đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống người lao động, nhất là trong giai đoạn hiện nay, tỉnh ta đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh phát triển xây dựng nông thôn mới; UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố theo chức năng nhiệm vụ, trong thời gian đến cần tăng cường thực hiện có hiệu quả các nội dung sau đây:
1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, hoàn thiện chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh; tham mưu ban hành chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, tiếp tục thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, tập trung ưu tiên cho các cơ sở dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, cần chuyển mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá chất lượng dạy nghề. Thường xuyên, định kỳ thực hiện sơ kết, tổng kết các hoạt động dạy nghề hàng năm và từng giai đoạn.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí để thực hiện quy hoạch mạng lưới phát triển đào tạo nghề; chịu trách nhiệm hướng dẫn quản lý nguồn kinh phí đầu tư xây dựng; Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện.
3. Giao Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cơ chế tài chính, đối với các hoạt động trong Đề án; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án.
4. Giao Sở Nội vụ bố trí 01 biên chế làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, thành phố sau khi có hướng dẫn của Bộ Nội vụ; hướng dẫn định mức biên chế của trung tâm dạy nghề công lập; phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của các địa phương; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo từng giai đoạn trên cơ sở nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo nghề;
5. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể theo chức năng nhiệm vụ, tăng cường phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 2072/QĐ-CTUBND ngày 13/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020.
6. Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh xây dựng hoàn thiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, đổi mới và phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề.
7. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các sở, ngành liên quan tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân về chủ trương, chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn. Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để tăng cường công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, hội đoàn thể, UBND huyện, thành phố, các cơ sở dạy nghề nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 14/2011/CT-UBND đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2 Kế hoạch 1061/KH-UBND năm 2011 triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 3 Quyết định 2072/QĐ-CTUBND năm 2010 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 4 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2010 đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An
- 5 Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Chỉ thị 22/2006/CT-UBND đẩy mạnh công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 8 Chỉ thị 35/1999/CT-UB tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề và nâng cao chất lượng lao động do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1 Kế hoạch 1061/KH-UBND năm 2011 triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 2 Chỉ thị 14/2011/CT-UBND đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3 Chỉ thị 22/2006/CT-UBND đẩy mạnh công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4 Chỉ thị 35/1999/CT-UB tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề và nâng cao chất lượng lao động do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2010 đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An