ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND | Thanh Hóa, ngày 25 tháng 02 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN QUYẾT LIỆT CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH, TRỌNG TÂM TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011, Nghị quyết số 30/NQ- CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ, Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 08/01/2013 của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 12/01/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông, góp phần đảm bảo ổn định trật tự xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tình hình trật tự ATGT vẫn còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tuy đã được kiềm chế nhưng chưa thật bền vững, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông vẫn còn ở mức cao, gây thiệt hại lớn về người, tài sản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, đi lại của nhân dân, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
Để thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách, trọng tâm đảm bảo TTATGT theo nội dung Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư, các Nghị quyết của Chính phủ và Chương trình hành động số 35 của Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 12/01/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh, tập trung một số nhiệm vụ giải pháp sau đây:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Thanh Hóa:
- Chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung, giải pháp bảo đảm trật tự ATGT theo Chỉ thị 18 của Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và Chương trình hành động số 35 của Tỉnh ủy Thanh Hóa, quyết tâm đạt mục tiêu kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông và không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài, đua xe trái phép trên địa bàn. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật nếu trong chỉ đạo thiếu cụ thể, buông lỏng quản lý để tình hình TTATGT phức tạp, tai nạn giao thông tăng cao hoặc có nhiều cán bộ, công chức vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò của Ban ATGT huyện, thị xã, thành phố. Thường xuyên đánh giá tình hình, kết quả công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn để kịp thời chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hoạt động với những nhiệm vụ cụ thể; gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng tại địa bàn xảy ra nhiều TNGT, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT chưa nghiêm.
- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về ATGT với những nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm dân cư, địa bàn. Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nòng cốt ở cơ sở (Bí thư chi bộ, Tổ trưởng dân phố, Trưởng thôn, xóm,…) trong công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT, đặc biệt là tại khu vực nông thôn; kết hợp tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh đến từng thôn, xóm, khu dân cư và tuyên truyền qua các cuộc họp, sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể, sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật ATGT của người dân, góp phần làm chuyển biến về tình hình TTATGT ngay từ cơ sở.
- Chỉ đạo chính quyền cơ sở và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tổ chức kiểm điểm, giáo dục những trường hợp có thông báo của các cơ quan công an về vi phạm quy định trật tự an toàn giao thông.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Tổ chức quản lý chặt chẽ các bến đò chở khách; cương quyết đình chỉ các bến đò ngang hoạt động trái phép, không đảm bảo an toàn; xử lý nghiêm hành vi không mặc áo phao, không sử dụng dụng cụ cứu sinh khi đi đò. Địa phương nào để xảy ra tai nạn đắm đò do bến đò hoặc phương tiện không đảm bảo an toàn, chở quá số người, không đủ dụng cụ cứu sinh... thì Chủ tịch UBND cấp xã ở địa phương đó phải chịu trách nhiệm trực tiếp và Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm liên đới trong công tác quản lý.
2. Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt:
- Tăng cường biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động vận tải và dịch vụ vận tải. Thực hiện có hiệu quả chủ đề hành động Năm an toàn giao thông 2014 là “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”. Quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông; chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác kiểm định ATGT xe cơ giới theo chức năng, nhiệm vụ của ngành giao thông.
- Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giấy phép lái xe đảm bảo khoa học, thuận tiện trong công tác quản lý, tra cứu, theo dõi vi phạm của người lái xe và phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng; thực hiện tốt và hiệu quả hoạt động vận tải qua thiết bị giám sát hành trình.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa; đình chỉ hoạt động của các cảng, bến và phương tiện thủy nội địa chưa đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn, thoát nạn.
- Phối hợp với Công an tỉnh xây dựng các kế hoạch liên ngành chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp ô tô vi phạm quy định về tải trọng xe theo Công điện số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, triển khai hoạt động có hiệu quả Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ; đồng thời phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách như: đỗ, dừng, đón trả khách không đúng quy định, đi không đúng tuyến, chở quá số lượng hành khách, lập bến trái phép…
- Chủ động phối hợp với UBND các cấp xử lý hành vi lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ, đường sắt, các đường ngang, đường đấu nối trái phép.
- Thường xuyên rà soát để phát hiện và xử lý kịp thời các “điểm đen” phức tạp về giao thông trên đường bộ, đường sắt; bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ; lắp đặt dải phân cách trên các tuyến đường có đủ điều kiện và có mật độ phương tiện giao thông lớn; bố trí lực lượng đảm bảo trật tự ATGT, hạn chế thấp nhất các vụ ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trong thời gian cải tạo, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường bộ, nhất là đối với các tuyến Quốc lộ 1A, 45, 47, 217, 15.
3. Công an tỉnh:
- Chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án cao điểm để kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các vi phạm là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông như: chạy quá tốc độ, tránh vượt sai quy định, đi không đúng phần đường, làn đường; vi phạm quy định về nồng độ cồn; người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; không có giấy phép lái xe, chở quá tải, quá số người quy định; đò khách, phương tiện thủy không đảm bảo an toàn, không trang bị dụng cụ cứu sinh; không sử dụng dụng cụ cứu sinh khi đi đò… Tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật được trang bị (camera, máy đo tốc độ, máy đo nồng độ cồn…) để xử phạt. Áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định (kể cả phạt chính và hình thức phạt bổ sung) đối với các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây ra TNGT.
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Công an xã, thị trấn và lực lượng Cảnh sát khác được huy động tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quy trình công tác, giữ đúng lễ tiết, tác phong, nghiêm cấm các hành vi sách nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ.
- Tập trung điều tra, làm rõ nguyên nhân các vụ TNGT, nhất là các vụ có dấu hiệu hình sự, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
- Thực hiện nghiêm túc việc thông báo vi phạm trật tự ATGT đến các cơ quan, đơn vị, trường học, nơi cư trú của người vi phạm để phối hợp kiểm điểm, giáo dục.
4. Sở Thông tin Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, Sở Tư pháp, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin báo chí trên địa bàn:
Theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông và nếp sống “Văn hóa giao thông”, xây dựng các chuyên mục, bản tin, phóng sự nhiều kỳ tuyên truyền pháp luật về ATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng, đến được người tham gia giao thông, tập trung tuyên truyền trực quan, răn đe, cảnh báo, đưa hình ảnh các vụ tai nạn, hành vi vi phạm phổ biến, là nguyên nhân gây ra TNGT (chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện, không đội mũ bảo hiểm, không mang theo dụng cụ, phao cứu sinh khi qua đò…) và các mức phạt cụ thể để người dân nắm vững, chấp hành.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì phối hợp với Ban An toàn Giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải xây dựng tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT cho học sinh, sinh viên; phối hợp với hội cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, mặc áo phao khi đi đò, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không cho điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa có giấy phép lái xe. Yêu cầu Hiệu trưởng các trường có biện pháp giám sát, phát hiện và kiên quyết xử lý học sinh, sinh viên vi phạm trật tự ATGT, nhất là các trường hợp chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình “Đội Cờ đỏ”, “Cổng trường tự quản ATGT”,…
6. Sở Y tế:
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức cấp cứu tai nạn giao thông cho các đối tượng liên quan; phối hợp với các đơn vị vận tải tập huấn sơ cứu ban đầu cho đội ngũ lái xe, góp phần giảm thiểu thương vong do TNGT; tăng cường công tác giám sát các cơ sở y tế trong việc khám sức khỏe cho người lái xe; phối hợp với các ngành, đơn vị vận tải tổ chức định kỳ kiểm tra sức khỏe đội ngũ lái xe, qua đó kịp thời phát hiện những lái xe nghiện ma túy, sử dụng chất kích thích bị cấm để đề xuất giải quyết, không cho điều khiển phương tiện, nhất là đối với lái xe chở khách.
7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh và các đơn vị liên quan thực hiện tốt việc chấp hành ký kết hợp đồng lao động đối với các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ và người lao động.
8. Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và đề nghị MTTQ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh:
Chỉ đạo các tổ chức, cấp hội cơ sở phối hợp với các ngành chức năng triển khai các giải pháp cụ thể và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tự giác chấp hành nghiêm túc pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tỉnh Đoàn phối hợp với các cấp, ngành liên quan triển khai có hiệu quả Đề án thanh niên tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Tỉnh Đoàn thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp với Ban ATGT tỉnh trong công tác bảo đảm TTATGT.
9. Sở Tài chính, Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước tỉnh:
Triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh quan tâm, có chính sách thỏa đáng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT.
10. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội:
Cần quán triệt sâu sắc quan điểm công tác đảm bảo TTATGT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của mỗi người tham gia giao thông, từ đó có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, nhân viên, hội viên, cán bộ chiến sĩ và người lao động ký cam kết không vi phạm quy định pháp luật về trật tự ATGT; yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, nhân viên gương mẫu trong thực hiện các quy định pháp luật về đảm bảo TTATGT; đồng thời ban hành quy định của cơ quan, đơn vị về không uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa; xử lý kỷ luật nghiêm người vi phạm, không phân biệt là cán bộ hay nhân viên. Nghiêm cấm mọi hành vi bao che, can thiệp, gây khó khăn trong việc xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông của các lực lượng chức năng.
11. Ban An toàn giao thông tỉnh:
- Chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự ATGT.
- Chủ trì tổ chức giao ban định kỳ giữa các ngành thành viên, đánh giá đúng thực trạng tình hình, những vấn đề phức tạp, nổi cộm, những khó khăn, vướng mắc về TTATGT để có giải pháp khắc phục, xử lý hoặc báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc Ban An toàn Giao thông các cấp, các ngành, đơn vị thành viên triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nhiệm vụ công tác bảo đảm ATGT theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách; thành lập các tổ công tác kiểm tra thực tế việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT của cấp ủy, chính quyền tại địa bàn cơ sở khi có tình hình phức tạp nhằm đôn đốc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan, người thực thi công vụ.
- Đề xuất biểu dương, khen thưởng đối với địa phương, đơn vị làm tốt và đề nghị xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các địa phương, đơn vị buông lỏng trách nhiệm để tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông gia tăng; ùn tắc giao thông kéo dài; thường xuyên tập hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2016 về tăng cường giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2 Kế hoạch 2466/KH-UBND năm 2016 triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 do ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 3 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2016 về chống lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4 Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2014 tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn tỉnh Nam Định
- 5 Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2014 tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 6 Công điện 1966/CĐ-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ do Thủ tướng Chính phủ điện
- 7 Nghị quyết 30/NQ-CP năm 2013 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 8 Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 9 Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ ban hành
- 10 Quyết định 08/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 11 Chỉ thị 05/2010/CT-UBND tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa do tỉnh Bến Tre ban hành
- 12 Chỉ thị 01/2007/CT-UBND về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 13 Quyết định 120/2004/QĐ-UB về quy định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 1 Quyết định 120/2004/QĐ-UB về quy định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2 Quyết định 08/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 3 Chỉ thị 05/2010/CT-UBND tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4 Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2014 tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5 Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2014 tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn tỉnh Nam Định
- 6 Chỉ thị 01/2007/CT-UBND về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 7 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2016 về chống lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 8 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2016 về tăng cường giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9 Kế hoạch 2466/KH-UBND năm 2016 triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 do ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành