ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND | Thanh Hóa, ngày 30 tháng 01 năm 2015 |
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đã có những chuyển biến tích cực: Các văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ được củng cố, kiện toàn; vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp được nâng lên; công tác phối hợp liên ngành được chú trọng; nhiều mô hình điển hình tiên tiến về bảo đảm an toàn thực phẩm được xây dựng và nhân rộng; nhận thức về an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và cộng đồng đã có nhiều chuyển biến; tình hình ngộ độc thực phẩm cơ bản được kiểm soát, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là: tình trạng hàng kém chất lượng, thực phẩm tiêu thụ chưa kiểm soát được nguồn gốc còn xảy ra; việc kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép hoặc trong danh mục nhưng vượt quá hàm lượng cho phép chưa được kiểm soát triệt để; công tác quản lý thực phẩm chức năng, tăng cường vi chất dinh dưỡng còn nhiều bất cập; vẫn còn những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh; việc kiểm soát, quản lý loại hình thức ăn đường phố còn hạn chế; ngộ độc thực phẩm tuy có giảm nhưng còn xảy ra; ý thức, trách nhiệm của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; sự phối hợp liên ngành trong quản lý an toàn thực phẩm của nhiều đơn vị chưa thực sự hiệu quả.
Để đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh và nâng cao cảnh giác cho người tiêu dùng thực phẩm.
- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông quản lý chặt chẽ các nội dung quảng cáo, hội thảo, hội nghị về thực phẩm, đặc biệt đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tập trung kiểm soát việc xác nhận nội dung quảng cáo, cấp giấy xác nhận đăng ký tổ chức hội thảo, hội nghị đối với lĩnh vực được phân công; xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức thực hiện quảng cáo quá mức, sai sự thật và quảng cáo không đúng nội dung được cấp phép.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm; quản lý hiệu quả đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và thực phẩm chức năng; chỉ đạo triển khai và nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và các mô hình phòng chống ngộ độc thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm và có biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng, cơ sở thực phẩm có vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, tổ chức quản lý và giám sát chất lượng nguồn nước sạch sử dụng trong sản xuất thực phẩm, ăn uống, sinh hoạt; trước mắt tập trung kiểm soát tốt chất lượng đối với nguồn nước cung cấp ở các khu đô thị, khu công nghiệp, các hệ thống cấp nước tập trung.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu các cơ sở có bếp ăn tập thể theo phân cấp quản lý tại Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Quan tâm ưu tiên đầu tư nguồn lực để nâng cao năng lực cho Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm và hệ thống khoa ATTP tại các Trung tâm Y tế huyện nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị, thuốc và hóa chất để xử lý kịp thời và hiệu quả khi có vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” từ ngày 15/4 đến ngày 15/5 hàng năm nhằm nâng cao trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp và huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quy hoạch các vùng sản xuất nông sản an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; xây dựng và phát triển nhân rộng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và khai thác nông lâm thủy sản an toàn, quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi.
- Tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi bảo đảm chất lượng, an toàn; tập trung quản lý chặt chẽ các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh lớn; quản lý chất lượng, an toàn các loại rau, củ, quả trên thị trường, đặc biệt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trên các sản phẩm; định kỳ lấy mẫu lưu thông trên thị trường kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm nhằm khuyến cáo cho người tiêu dùng và các cơ quan có liên quan.
- Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm nông lâm, thủy hải sản theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp với các ngành và địa phương kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các làng nghề thực phẩm, bảo đảm vừa duy trì và phát triển nghề truyền thống, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; xây dựng, triển khai các mô hình điểm kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị kinh doanh thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh từng bước kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý nghiêm đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn, thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Tăng cường triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, dầu thực vật, tinh bột và sữa chế biến.
- Chỉ đạo Ban quản lý các chợ trên địa bàn tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát các cơ sở kinh doanh thực phẩm thực hiện đúng nội quy, quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Xây dựng kế hoạch ưu tiên nguồn lực, phân bổ kinh phí đầy đủ và kịp thời cho các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân; đăng tải đầy đủ những sản phẩm, cơ sở bảo đảm an toàn thực phẩm và phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan triển khai công tác thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh nhằm tuyên truyền rộng rãi các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đến người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm soát hoạt động quảng cáo thực phẩm của các đơn vị phát hành quảng cáo theo đúng nội dung đã được phê duyệt, bảo đảm thông tin quảng cáo chính xác, trung thực, khách quan, tránh gây hoang mang trong dư luận và ảnh hưởng xấu trong xã hội.
- Tổ chức, tham gia xây dựng, ban hành và hướng dẫn việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra về nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên địa bàn và các quy định về bảo hộ nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thực phẩm.
- Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến an toàn thực phẩm và các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực quản lý thuộc lĩnh vực được phân công.
- Quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn đo lường, chất lượng tại các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; có biện pháp kiểm tra đo lường đối với hàng thực phẩm đóng gói sẵn theo quy định.
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị, thành phố, các đơn vị trường học có tổ chức bếp ăn bán trú phải tuân thủ, bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ y tế học đường; tăng cường phối hợp với ngành y tế tổ chức thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về an toàn thực phẩm trong trường học, đồng thời huy động giáo viên và học sinh tham gia tích cực công tác an toàn thực phẩm; xây dựng mô hình bếp ăn bảo đảm an toàn thực phẩm ở các trường học, gắn với các phong trào thi đua của nhà trường.
8. Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại đơn vị và trên địa bàn; tổ chức, triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành bảo đảm an toàn thực phẩm giữa các cấp chính quyền, ngành chức năng trên địa bàn quản lý; chỉ đạo các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục để chuyển đổi hành vi, tập quán lạc hậu, không bảo đảm an toàn thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hoạt động chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố thuộc phân cấp quản lý; chỉ đạo, phối hợp quản lý chặt chẽ việc giết mổ và kinh doanh gia cầm, gia súc trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức, triển khai quy hoạch các vùng sản xuất nông sản an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương; xây dựng và phát triển nhân rộng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và khai thác nông lâm thủy sản an toàn, quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi; quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng các mô hình kinh doanh thức ăn đường phố.
- Thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp nếu có thay đổi về nhân sự; ban hành quy chế phối hợp trong việc quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; triển khai các hoạt động phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn có hiệu quả. Chỉ đạo phối hợp quản lý chặt chẽ các hoạt động giết, mổ và kinh doanh gia cầm, gia súc trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường quản lý, thực hiện tốt hoạt động thanh kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý tại Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên bộ Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh:
Tăng cường công tác giám sát, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia triển khai các mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm cho cộng đồng.
Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hàng quý, 6 tháng và năm tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tăng cường trách nhiệm và hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2016 về tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4 Quyết định 1031/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch hành động năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6 Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 7 Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do thành phố Hà Nội ban hành
- 8 Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 10 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 11 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2013 về tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 12 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 1 Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3 Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 4 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2013 về tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6 Quyết định 1031/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch hành động năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2016 về tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 8 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tăng cường trách nhiệm và hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 9 Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 10 Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2021 thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn