- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Luật thú y 2015
- 3 Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4 Quyết định 1682/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5 Chỉ thị 17-CT/TW năm 2022 về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6 Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2023 tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 28 tháng 3 năm 2023 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT BẢO ĐẢM AN TOÀN DỊCH BỆNH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 528 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, không có cơ sở giết mổ tập trung. Trong đó, có 44 cơ sở giết mổ trâu, bò; 382 cơ sở giết mổ lợn và 102 cơ sở giết mổ gia cầm. Tổng số con được giết mổ trong ngày khoảng 80 con trâu, bò; 1.000 con lợn và 3.000 con gia cầm. Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa được chính quyền địa phương quản lý, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm lây lan dịch bệnh và gây mất an toàn thực phẩm.
Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; Kế hoạch số 171-KH/TU ngày 19/01/2023 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện các nội dung sau:
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Trên cơ sở kế hoạch xây dựng, quản lý mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2023 - 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, chỉ đạo phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện xây dựng, quản lý mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung quy mô nhỏ, mỗi xã một cơ sở sao cho phù hợp với nhu cầu giết mổ trên địa bàn cấp xã, bảo đảm có kiểm soát thú y, không để lây lan dịch bệnh, bảo đảm môi trường và an toàn thực phẩm.
- Có chính sách khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung theo hướng hiện đại; nâng cấp các cơ sở giết mổ đã được xây dựng tại địa phương đi vào hoạt động hiệu quả.
- Xây dựng lộ trình đưa các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào cơ sở giết mổ động vật tập trung có sự giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y. Hàng năm, sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để xây dựng cơ sở và kinh phí từ nguồn khuyến công để đầu tư dây chuyền giết mổ động vật theo hướng hiện đại. Trước mắt, chỉ đạo tổ chức ký cam kết đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hàng năm, chỉ đạo xây dựng và triển khai chương trình giám sát, kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định pháp luật đối với các cơ sở giết mổ động vật không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức cá nhân có hoạt động, kinh doanh, buôn bán, giết mổ, sơ chế, chế biến nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, tuân thủ quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến. Tuyên truyền nâng cao ý thức của người tiêu dùng, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện xây dựng, quản lý mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung quy mô nhỏ trên địa bàn định kỳ vào ngày 25 hàng tháng về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hướng dẫn các địa phương xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung quy mô nhỏ phù hợp với nhu cầu giết mổ tại xã hoặc liên xã, bảo đảm có kiểm soát thú y, không để lây lan dịch bệnh, bảo đảm môi trường và an toàn thực phẩm.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về thú y, an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ động vật; giải quyết kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, nhân viên thú y thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý đối với cơ sở giết mổ động vật; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm.
c) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, người kinh doanh, giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
3. Sở Y tế
a) Tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn các chủ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khi sử dụng thịt và phụ phẩm động vật tươi sống để chế biến phải có nguồn gốc, có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem vệ sinh thú y và giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nếu nhập sản phẩm động vật ngoài tỉnh.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định.
c) Chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm những trường hợp nhiễm, nghi nhiễm các loại bệnh lây từ động vật sang người, bệnh truyền qua thực phẩm có nguồn gốc động vật, chủ động giám sát tại cộng đồng; phát hiện sớm trường hợp mắc trên người, cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch bệnh lây lan; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân.
4. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp trên địa bàn tỉnh phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y và các văn bản chỉ đạo của cấp trên đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
5. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sản phẩm động vật tại các chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền thực hiện các tiêu chí an toàn thực phẩm tại chợ theo hướng dẫn của cơ quan Trung ương.
6. Cục Quản lý thị trường tỉnh: Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa bàn tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật vi phạm quy định về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ lưu thông trên thị trường.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh.
8. Công an tỉnh: Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, nắm tình hình trên các tuyến, địa bàn, các điểm vận chuyển, trung chuyển, giết mổ động vật, các chợ mua bán động vật, sản phẩm động vật để chủ động ngăn ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch; lưu giữ, giết mổ, chế biến sản phẩm động vật vi phạm các quy định về ATTP, không đảm bảo vệ sinh thú y, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật.
9. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm theo quy định về phân cấp ngân sách của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
10. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Quảng Ngãi: Phối hợp với các sở ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân việc kinh doanh, giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; cơ chế chính sách hỗ trợ và chế tài xử lý các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh.
11. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện các quy định về công tác quản lý kiểm soát giết mổ động vật, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật về chăn nuôi, giết mổ động vật; tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát và chỉ đạo MTTQ Việt Nam và các tổ chức Chính trị - Xã hội, các hội viên, đoàn viên; phát huy vai trò giám sát Nhân dân trong việc giám sát các cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật tại địa phương.
12. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện về công tác đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trong các hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2020 tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tình hình mới
- 2 Chỉ thị 01/CT-UBND về đẩy mạnh phát động phong trào thi yêu nước bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 3 Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4 Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5 Quyết định 2088/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án “Bảo đảm an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
- 6 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2024 tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum