ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2012/CT-UBND | Vũng Tàu, ngày 05 tháng 3 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Theo báo cáo tình hình dịch cúm gia cầm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2012 đến nay cả nước đã có 06 tỉnh phát sinh dịch cúm gia cầm, trong tháng 01 năm 2012 đã có 02 bệnh nhân tại Kiên Giang và Sóc Trăng bị nhiễm vi rút cúm gia cầm và tử vong. Ngày 05 tháng 02 năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 04/CĐ-BNN-TY và ngày 22 tháng 02 năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 395/CT-BNN-TY về tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh cúm gia cầm. Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, để chủ động phát hiện sớm, dập tắt ngay ổ dịch mới phát sinh, ngăn ngừa lây lan trên diện rộng, bảo vệ sức khỏe nhân dân và ổn định sản xuất, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ thị:
1. Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi của địa phương thực hiện chế độ họp giao ban định kỳ, giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong việc triển khai các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch cúm gia cầm. Chỉ đạo tăng cường hoạt động của đội kiểm tra liên ngành ở địa phương để kiểm soát chặt chẽ vận chuyển, mua bán, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về thú y đối các trường hợp vận chuyển, mua bán, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch, vận chuyển, gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc có biểu hiện lâm sàng của dịch bệnh, buôn bán, giết mổ gia cầm sống trong nội thành, nội thị, buôn bán tiết canh gia cầm, gia súc.
Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ kiểm tra, chấn chính, sắp xếp các quầy, sạp buôn bán gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn theo quy định của pháp luật.
Thường xuyên thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông địa phương, nội dung chính:
Tuyên truyền người dân không ăn gia cầm mắc bệnh, không ăn tiết canh gia cầm và các sản phẩm gia cầm chưa nấu chín, khi tiếp xúc với gia cầm phải có bảo hộ cá nhân, rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc, chế biến gia cầm; tuyên truyền, vận động người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm cảnh giác với dịch cúm gia cầm. Tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, chủ động khai báo khi phát hiện gia cầm có biểu hiện nghi mắc bệnh cúm. Thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, khu vực buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm.
Triển khai thực hiện tốt công tác tiêm phòng cúm gia cầm năm 2012 theo Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện phòng chống dịch cúm gia cầm năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tổ chức lực lượng thường trực, bố trí sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
Chỉ đạo Chi cục Thú y tổ chức phân công trực lãnh đạo, cán bộ 24/24 giờ, kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, công khai số điện thoại liên hệ để tiếp nhận thông tin dịch, phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể của địa phương tăng cường công tác giám sát đến tận trại, hộ chăn nuôi gia cầm, tổ chức quản lý đàn vịt chạy đồng, lò ấp, cơ sở kinh doanh, chợ buôn bán, giết mổ gia cầm trên địa bàn, đặc biệt phải quản lý thật chặt đàn Ngan (vịt Xiêm) do tỷ lệ lưu hành vi rút cúm H5N1 trên đàn ngan rất cao, nhằm phát hiện nhanh các trường hợp gia cầm mắc bệnh, chết nghi do cúm gia cầm để xử lý kịp thời; Tổ chức ngay các biện pháp phòng chống dịch theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2012.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương có nguy cơ cao.
3. Giao Sở Y tế có trách nhiệm:
Chủ trì Đoàn liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra tình hình hoạt động của các cơ sở chế biến tại các khu công nghiệp, bếp ăn tập thể, trường học, nhà hàng, quán ăn, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch cúm ở người. Thường xuyên giám sát, phát hiện và cách ly chữa trị kịp thời các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ cúm A trên người, kiên quyết không để tình trạng phức tạp xảy ra.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phòng chống dịch cúm A trên người với các nội dung, hình ảnh về các dấu hiệu nghi ngờ cúm A trên người và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đến từng hộ dân, khu phố, các khu vực tập trung dân cư, các bệnh viện, trường học, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc chủ động phòng, chống dịch bệnh trên người.
4. Giao Sở Công thương có trách nhiệm:
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp Chi cục Thú y và các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trên đường bộ và đường thủy, các khu vực giáp ranh với các tỉnh, thành phố. Xử lý dứt điểm tình trạng kinh doanh gia cầm sống theo quy định pháp luật.
Chỉ đạo Ban quản lý chợ, Trung tâm Thương mại thuộc quản lý của Sở Công Thương: Thực hiện đúng nội quy, quy chế hoạt động của chợ, tăng cường trách nhiệm, tăng mật độ kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm tình hình kinh doanh, mua bán sản phẩm gia cầm không đúng quy cách. Đặc biệt lưu ý các trường hợp xé bao bì, pha lóc trộn lẫn các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, góp phần từng bước xây dựng nếp sống văn minh thương nghiệp và tạo sự an toàn cho người tiêu dùng.
5. Giao Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với ngành Y tế, Nông nghiệp và các cơ quan Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tuyên truyền, phổ biến về công tác phòng, chống dịch bệnh gia cầm; đưa tin kịp thời về diễn biến và nguy cơ bệnh dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Các cơ sở chăn nuôi gia cầm:
Phải tăng cường các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho đàn gia cầm, đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi ; tăng cường kiểm soát nguồn thức ăn, phương tiện vận chuyển ra vào trại chăn nuôi trong trường hợp các tỉnh, thành phố giáp ranh với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra dịch bệnh; tăng cường tiêm phòng gia cầm, để ngăn chặn bệnh, giảm thiệt hại do dịch bệnh. Khi phát hiện ra dịch bệnh phải báo ngay cho Chi cục Thú y tỉnh để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương và nghiêm túc phối hợp triển khai thực hiện tốt nội dung Chỉ thị này./.
| TM . ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Điều 1 Quyết định 391/QĐ-UBND về Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 2 Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016
- 3 Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016
- 1 Kế hoạch 151/KH-UBND hành động phòng, chống dịch cúm A(H7N9) ở người trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017
- 2 Quyết định 1270/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2018
- 3 Chỉ thị 08/2013/CT-UBND năm 2013 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm do tỉnh An Giang ban hành
- 4 Chỉ thị 07/2013/CT-UBND tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 5 Chỉ thị 395/CT-BNN-TY năm 2012 tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Chỉ thị 04/2012/CT-UBND về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7 Công điện 04/CĐ-BNN-TY triển khai biện pháp cấp bách phòng chống bệnh cúm gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Quyết định 235/2006/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định 180/2005/QĐ-UBND do tỉnh Bình Dương ban hành
- 9 Chỉ thị 03/2006/CT-UBND thực hiện tháng hành động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch cúm gia cầm do thành phố Cần Thơ ban hành
- 10 Chỉ thị 14/2005/CT-UBND về tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và dịch cúm ở người do Tỉnh Tiền Giang ban hành
- 11 Chỉ thị 19/2005/CT-UB về tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1 Kế hoạch 151/KH-UBND hành động phòng, chống dịch cúm A(H7N9) ở người trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017
- 2 Quyết định 1270/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2018
- 3 Chỉ thị 08/2013/CT-UBND năm 2013 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm do tỉnh An Giang ban hành
- 4 Chỉ thị 07/2013/CT-UBND tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 5 Chỉ thị 04/2012/CT-UBND về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6 Quyết định 235/2006/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định 180/2005/QĐ-UBND do tỉnh Bình Dương ban hành
- 7 Chỉ thị 03/2006/CT-UBND thực hiện tháng hành động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch cúm gia cầm do thành phố Cần Thơ ban hành
- 8 Chỉ thị 14/2005/CT-UBND về tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và dịch cúm ở người do Tỉnh Tiền Giang ban hành
- 9 Chỉ thị 19/2005/CT-UB về tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre