UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2013/CT-UBND | Bến Tre, ngày 15 tháng 5 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC Y TẾ TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Trong những năm qua, thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học, cũng như thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác y tế trường học và thu được một số kết quả nhất định. Mạng lưới y tế trường học trên địa bàn tỉnh từng bước được xây dựng, đến nay có 67,04% trường đã có nhân viên y tế; một số chương trình phòng, chống bệnh, tật và các bệnh truyền nhiễm đã và đang dược triển khai nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh, sinh viên.
Công tác y tế trong các trường học vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Mạng lưới nhân viên y tế trong các trường học thiếu về số lượng, chưa bảo đảm chất lượng, hiện còn 32,96% số trường học trên địa bàn tỉnh chưa có nhân viên y tế; điều kiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, sinh viên chưa bảo đảm do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động, gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của học sinh, sinh viên.
Để củng cố, phát triển công tác y tế trong các trường học trên địa bàn tỉnh, bố trí đầy đủ và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế trong các trường học, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường học tập, đồng thời bảo đảm cơ bản nguồn lực cho các hoạt động y tế trong các trường học, Uỷ ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
1. Sở Y tế:
a) Chủ động, phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác y tế trong các trường học.
b) Chủ động giám sát, kiểm tra phát hiện kịp thời và có biện pháp khắc phục các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ học sinh, sinh viên.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường học và các ngành liên quan tố chức việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên y tế trong các trường học; kiểm tra, đánh giá, phân loại và quản lý sức khoẻ học sinh, sinh viên; đề xuất các biện pháp nâng cao sức khoẻ cho học sinh, sinh viên.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành liên quan tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ học sinh, sinh viên.
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác y tế trong các trường học về Uỷ ban nhân dân tỉnh định kỳ theo từng năm học.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Chỉ đạo các trường bố trí nhân viên y tế chuyên trách theo định biên và bảo đảm chế độ chính sách, điều kiện làm việc để nhân viên y tế thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, sinh viên. Phấn đấu đến năm 2015 các trường tuyển đủ 100% nhân viên y tế trường học.
b) Bảo đảm tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập của học sinh, sinh viên nhằm hạn chế các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới việc phát sinh và gia tăng các bệnh, tật học đường; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác y tế trong các trường học.
c) Phối hợp với Sở Y tế, các ngành liên quan tổ chức việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên y tế trong các trường học hàng năm.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế trong việc xây dựng và cải tiến nội dung chương trình giảng dạy cũng như các biện pháp tuyên truyền giáo dục sức khoẻ để học sinh, sinh viên có nhận thức đúng và chủ động tham gia phòng chống bệnh, tật trong nhà trường và cộng đồng.
đ) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm cho hoạt động y tế trường học.
e) Tuyên truyền vận động học sinh, sinh viên và phụ huynh tham gia bảo hiểm y tế nhằm tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2015-2020 theo lộ trình.
f) Chỉ đạo các trường sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả và quyết toán theo quy định.
3. Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, các ngành có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc bố trí biên chế, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với nhân viên y tế trường học.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan huy động nguồn vốn để cân đối cho công tác giáo dục, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ học sinh, sinh viên hàng năm.
5. Sở Tài chính:
a) Cân đối kinh phí thực hiện công tác y tế trường học của các cơ sở giáo dục công lập từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn lập kế hoạch kinh phí hoạt động hàng năm cho công tác y tế trường học.
c) Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng hướng dẫn chi tiết việc sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế cho các trường học.
6. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên. Đề xuất cơ chế sử dụng nguồn kinh phí bảo hiểm y tế cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ học sinh, sinh viên trong trường học phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
b) Trích chuyển 12% quỹ khám bệnh, chữa bệnh của học sinh, sinh viên cho nhà trường để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên tại trường.
7. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Trên cơ sở các hướng dẫn về công tác y tế trong các trường học của Sở Y tế, Sờ Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo các Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các ban, ngành liên quan xây dựng và triển khai công tác y tế trong các trường học phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về công tác y tế trong các trường học trên địa bàn.
b) Tăng cường đầu tư về nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác y tế trong các trường học.
Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 2258/KH-UBND năm 2018 triển khai công tác y tế trường học năm học 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2012 về tăng cường công tác y tế trường học do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 3 Luật bảo hiểm y tế 2008
- 4 Chỉ thị 29/2007/CT-UBND về tăng cường công tác y tế trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5 Chỉ thị 23/2006/CT-TTg về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật Giáo dục 2005
- 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 8 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989
- 1 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2012 về tăng cường công tác y tế trường học do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2 Chỉ thị 29/2007/CT-UBND về tăng cường công tác y tế trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3 Kế hoạch 2258/KH-UBND năm 2018 triển khai công tác y tế trường học năm học 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Điện Biên