ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Cà Mau, ngày 21 tháng 5 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh; phấn đấu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện một số nội dung sau:
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, các ngành chức năng có liên quan tăng cường chỉ đạo triển khai công tác gia đình, tuyên truyền, phổ biến về Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
- Lồng ghép triển khai công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp; đưa nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào tiêu chí bình xét, công nhận gia đình văn hóa; ấp, khóm văn hóa. Tiếp tục phát huy và nhân rộng mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu.
- Hàng năm, tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức triển khai các hoạt động công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình như tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu; gương người tốt, việc tốt… nhân các ngày kỷ niệm: ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày gia đình Việt Nam 28/6.
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp; đảm bảo đủ số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình từ cấp tỉnh đến cơ sở. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình ở cơ sở, đồng thời đảm bảo sự lãnh đạo chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tổ chức, quản lý công tác thu thập, khai thác lưu trữ thông tin số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình các cấp; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hướng dẫn công tác tổng hợp, đánh giá tình hình, thực hiện các chế độ báo cáo thống kê về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn việc tư vấn về gia đình ở cơ sở; việc thành lập, giải thể cơ sở tư vấn, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; nghiên cứu xây dựng và thực hiện thí điểm các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, ban hành các văn bản triển khai thực hiện kịp thời và phù hợp.
- Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, chuyên môn đối với cán bộ làm công tác gia đình theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với cơ quan làm công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình các cấp tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng các chính sách, luật pháp về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ đạo các cơ quan báo, đài tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các chương trình, chuyên trang, chuyên đề; lồng ghép nêu gương người tốt, việc tốt, gương điển hình trong hoạt động công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chỉ đạo nghiên cứu, bổ sung kiến thức và nội dung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình vào nội dung giáo dục và tổ chức giảng dạy lồng ghép trong các nhà trường cho phù hợp với từng bậc học, ngành học và từng lứa tuổi học sinh.
4. Sở Y tế:
Hướng dẫn, chỉ đạo việc tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân theo đúng quy định của pháp luật.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn tổ chức thực hiện việc trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình; lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào các Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động.
6. Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh:
Trong phạm vi, quyền hạn, nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến chính sách, pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình. Chủ động phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về gia đình và bạo lực gia đình.
7. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành có liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình các cấp trong tỉnh.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể:
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền và phổ biến Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong đoàn viên, hội viên và nhân dân.
9. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau:
Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Hàng năm dành một phần kinh phí ngân sách Nhà nước và huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác gia đình; đưa nội dung công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch hàng năm của địa phương; đồng thời, trích một phần kinh phí khen thưởng cho những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong hoạt động công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố tổ chức thực hiện Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2014 thực hiện dự án “Thông tin, tuyên truyền phòng, chống ma túy và giám sát thực hiện chương trình” trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 3 Kế hoạch 21/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4 Quyết định 422/QĐ-UBND về Kế hoạch tổ chức hoạt động công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2014
- 5 Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020
- 6 Chỉ thị 06/2011/CT-UBND về đẩy mạnh công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 8 Luật Bình đẳng giới 2006
- 9 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 1 Chỉ thị 06/2011/CT-UBND về đẩy mạnh công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 422/QĐ-UBND về Kế hoạch tổ chức hoạt động công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2014
- 3 Kế hoạch 21/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4 Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020
- 5 Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2014 thực hiện dự án “Thông tin, tuyên truyền phòng, chống ma túy và giám sát thực hiện chương trình” trên địa bàn tỉnh Cà Mau