ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Quảng Bình, ngày 01 tháng 3 năm 2021 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại là hoạt động nhằm duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân, góp phần phát triển bền vững. Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. Tuy nhiên, thời gian gần đây một số loài ngoại lai xâm hại xuất hiện tại một số địa phương. Qua điều tra sơ bộ ghi nhận sự hiện diện của một số loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại như: Cây Mai dương (Mimosa pigra), Bèo tây (Eichhornia crassipes), Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata),... làm ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học, môi trường, kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Bên cạnh đó, nguy cơ nhập khẩu trái phép, nuôi trồng, phát tán loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức chưa đầy đủ về nguy cơ gây hại của việc nhập lậu, nuôi trồng, phóng thích các loài ngoại lai xâm hại; tại một số địa phương, vấn đề kiểm soát loài ngoại lai còn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu chủ động, khi phát sinh vụ việc mới triển khai xử lý và thiếu sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng về thực thi pháp luật để kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
Để kịp thời ngăn ngừa và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại, thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan, các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về ngăn ngừa và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại, về việc không nhập khẩu, kinh doanh, nuôi trồng, phát triển, phóng sinh loài ngoại lai xâm hại.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi các quy định pháp luật về ngăn ngừa và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh đánh giá kết quả thực hiện Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn theo Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ; tham mưu kế hoạch tăng cường ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn trong thời gian tới.
- Tổ chức điều tra, đánh giá các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn và thực hiện các biện pháp kiểm soát, diệt trừ.
- Chủ động nắm bắt thông tin, báo cáo kịp thời khi phát hiện hoặc có sự bùng phát lây lan của loài ngoại lai xâm hại.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tăng cường các biện pháp kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; quản lý chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại; chỉ đạo hướng dẫn áp dụng các biện pháp kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Thông tin, báo cáo kịp thời khi phát hiện hoặc có sự bùng phát lây lan của loài ngoại lai xâm hại.
5. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Bình, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thông về tác hại của loài ngoại lai xâm hại và quy định của pháp luật về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại để người dân biết, thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng việc cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ liên quan tới loài ngoại lai xâm hại.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo, quản lý, giám sát việc thực thi pháp luật về kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại, loài có nguy cơ xâm hại trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch tăng cường ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn trong thời gian tới.
- Chủ động thông tin báo cáo kịp thời khi phát hiện hoặc có sự bùng phát lây lan của loài ngoại lai xâm hại.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2016 ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 2 Quyết định 32/2017/QĐ-UBND về quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Phân khu cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
- 3 Chỉ thị 14/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại bảo vệ sản xuất lúa vụ Xuân năm 2020 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 4 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 5 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 6 Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
- 7 Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2021 tăng cường ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2021-2025