- 1 Luật Lâm nghiệp 2017
- 2 Chỉ thị 29/CT-TTg năm 2020 về giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 5443/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản lý các cấp và các chủ rừng, cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội"
- 4 Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2022 thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo
- 5 Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2022 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Hướng dẫn 13-HD/BTGTW năm 2021 về tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 7 Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2023 về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; Xử lý việc lấn, chiếm và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 8 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2023 về tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 9 Kết luận 61-KL/TW năm 2023 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10 Công điện 31/CĐ-TTg năm 2024 chủ động, tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ điện
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2024 |
Thời gian qua, hệ thống pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn, bảo vệ và phát triển bền vững các loài động vật hoang dã đã được tăng cường, phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn đất nước. Cùng với đó chính quyền các cấp, các ngành đã có nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn nhằm bảo vệ tốt môi trường sống.
Năm 2024, các tháng đầu năm, số vụ cháy rừng tuy có giảm về cả số vụ và diện tích nhưng thời tiết diễn biến bất thường, do vậy vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Ở một số địa phương, tình trạng khai thác rừng, lấn chiếm đất rừng, san ủi, xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp cùng với đó tình trạng buôn bán, săn, bắt, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật hoang dã (ĐVHD) còn diễn ra ở một số địa phương với tính chất và mức độ vi phạm ngày càng tinh vi, ý thức bảo vệ bảo vệ rừng và ĐVHD của người dân còn hạn chế hoặc vì lợi nhuận người dân cố tình vi phạm từ đó làm tăng nguy cơ mất rừng cũng như nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài ĐVHD trong môi trường tự nhiên dẫn đến mất cân bằng sinh thái…
Thực hiện Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã và số 04/CT- TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; Hướng dẫn số 13-HD/BTGTW ngày 19/7/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm; Chỉ thị số 08/CT- UBND ngày 07/6/2023 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội; các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã có rừng đã nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).
Tuy nhiên, theo dự báo thời tiết, nắng nóng sẽ kéo dài và tăng cường trong năm 2024, để tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR và bảo vệ các loài ĐVHD, cũng như thực hiện Văn bản số 1643/BNN-KL ngày 08/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; Chương trình công tác số 01/CTr- UBND ngày 10/01/2024 của UBND Thành phố năm 2024, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
Quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 31/CĐ- TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng, Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 14/5/2018 của Thành ủy về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã và số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, Văn bản số 1643/BNN-KL ngày 08/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 07/6/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Văn bản số 542/UBND-KTN ngày 29/02/2024 của UBND Thành phố về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR và bảo tồn, bảo vệ ĐVHD, cụ thể:
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cơ quan đơn vị, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố về công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn, bảo vệ ĐVHD .
+ Tổ chức thực hiện nghiêm các Quyết định của UBND Thành phố: số 5443/QĐ-UBND ngày 04/12/2020 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản lý các cấp và các chủ rừng, cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội”; số 5446/QĐ-UBND ngày 04/12/2020 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển các loài động, thực vật hoang dã có nguồn gen quý hiếm trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
+ Phối hợp với UBND các huyện, thị xã có rừng, lực lượng Công an, Quân đội trên địa bàn rà soát, lập danh sách các khu rừng có nguy cơ cháy cao; tổ chức trực ban, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong thời gian nắng nóng có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên, chủ động, kịp thời ứng phó khi xảy ra cháy rừng. Bố trí phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”. Chủ động bố trí kinh phí dự phòng của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Có phương án sẵn sàng, chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và nhà nước.
+ Thực hiện dự báo, quan sát phát hiện lửa rừng 24/24 giờ trong thời gian cao điểm cháy theo quy định; thường xuyên theo dõi thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ nắng nóng, nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng (Website của Cục Kiểm lâm: kiemlam.org.vn, Website của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia: nchmf.gov.vn). Khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên, bằng mọi hình thức phải nhanh chóng thông báo đến UBND các cấp (huyện, xã) có rừng, các chủ rừng trên địa bàn theo quy định. Thông tin, báo cáo ngay khi có cháy rừng về Cục Kiểm lâm theo số điện thoại: 0986.668.333; E- mail: fpd@kiemlam.org.vn, đảm bảo kịp thời để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng trong trường hợp cần thiết.
+ Chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn, bảo vệ ĐVHD , kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Hà Nội để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn, bảo vệ ĐVHD.
+ Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tham mưu cho UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài ĐVHD ; Đối với các xã, phường thị trấn có rừng tăng cường công tác quản lý bảo rừng, PCCCR; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR của các chủ rừng, các tổ chức, cá nhân nhận giao khoán bảo vệ rừng.
+ Chỉ đạo các Hạt kiểm lâm, các Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý địa bàn, công tác tuần tra, kiểm soát kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác, chặt phá cây rừng, hành vi buôn bán, vận chuyển, giết mổ… các loài ĐVHD trái phép; tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm như: khai thác, san ủi, lấn chiếm đất rừng, xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp…
- Chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ đặc dụng Hà Nội (sau đây gọi là Ban)
+ Tăng cường kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhận giao khoán bảo vệ rừng, hướng dẫn các chủ nhận khoán bảo vệ rừng thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ rừng và PCCCR theo đúng quy định pháp luật và nội dung hợp đồng nhận khoán đã ký kết.
+ Chỉ đạo các phòng, ban, đội, trạm bảo vệ rừng của Ban phối hợp với UBND các xã có rừng, các lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm; có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời và đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm theo quy định pháp luật đối với các hành vi san ủi, lấn chiếm đất lâm nghiệp, xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp do Ban quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để tình trạng trên tiếp diễn xảy ra.
+ Chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện, dụng cụ, hậu cần của Ban theo phương châm 4 tại chỗ để chủ động tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Báo cáo cấp có thẩm quyền để huy động lực lượng khi đám cháy vượt quá khả năng khống chế của đơn vị mình. Khi đám cháy được dập tắt phải có phương án cử người canh gác không để đám cháy bùng phát trở lại, xác định, báo cáo thiệt hại do cháy gây ra.
+ Chỉ đạo tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng khoán bảo vệ rừng đã ký, thường xuyên tuần tra, canh gác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Công an các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt đối với các hành vi vi phạm như: khai thác, san ủi, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp, các hành vi săn bắt, vận chuyển, buôn bán ĐVHD trái phép trên địa bàn Thành phố, cũng như tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài-đây luôn là điểm nóng về tình trạng vận chuyển các sản phẩm ĐVHD (sừng tê giác, ngà voi…) từ nước ngoài về Việt Nam.
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của Công an Thành phố cũng như Công an các huyện, thị xã có rừng chủ động phương án chữa cháy rừng, cứu nạn, cứu hộ khi cháy rừng và sạt lở đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, chỉ huy tham gia chữa cháy rừng; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng xử lý nghiêm minh đảm bảo tính răn đe theo đúng quy định pháp luật.
4. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội
- Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng (Công an, Hải quan, Kiểm lâm…) và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh của các cơ sở buôn bán, chế biến lâm sản, các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, đặc biệt khu vực bến tàu, bến xe, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài… kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý lâm sản và bảo vệ ĐVHD trên địa bàn Thành phố.
5. Cục Hải quan thành phố Hà Nội
- Chỉ đạo các Chi cục Hải quan, nhất là Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, xuất khẩu lâm sản, các sản phẩm ĐVHD như sừng tê giác, ngà voi… bằng đường hàng không qua Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Chủ động các phương án hỗ trợ chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện trong trường hợp cần thiết, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, lực lượng dân quân tự vệ địa phương phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, các xã có rừng, lực lượng kiểm lâm và các cơ quan chức năng tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác lửa rừng vào thời điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao; Tổ chức lực lượng, phương tiện, dụng cụ, hậu cần sẵn sàng hỗ trợ, tham gia chữa cháy rừng.
- Chủ động phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan, tăng cường biên tập, đăng, phát các tin, bài tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn, bảo vệ các loài ĐVHD; kịp thời truyền tải thông tin về diễn biến thời tiết, các bản tin dự báo, cảnh báo cấp dự báo cháy rừng, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.
8. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu, đề xuất UBND Thành phố bố trí, hướng dẫn kinh phí cho tổ chức thực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn, bảo vệ ĐVHD theo quy định.
9. Các sở, ban, ngành của Thành phố
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của UBND Thành phố quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị nâng cao tinh thần bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn, bảo vệ các loài ĐVHD; phối hợp chặt chẽ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các chương trình, kế hoạch về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn, bảo vệ các loài ĐVHD trên địa bàn Thành phố.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể của Thành phố
- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn, bảo vệ các loài ĐVHD trên địa bàn Thành phố.
11. UBND các quận, huyện, thị xã
- Thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định tại Luật Lâm nghiệp, luôn xác định công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn, bảo vệ các loài ĐVHD là nhiệm vụ chính trị của địa phương, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện.
- Chủ động, phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan chức năng và các tổ chức trong công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn các loài ĐVHD trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền cùng với đó kiểm soát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, các cơ sở nuôi nhốt ĐVHD, các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, khu vực bến xe, nhà ga, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành hành vi vi phạm; tổ chức truy quét đối với các hành vi săn bắt, bẫy chim hoang dã ở dọc hai bên sông Hồng và tại các khu vực chim di cư trú ngụ, sinh sống và các cánh đồng trên địa bàn Thành phố.
Đối với UBND các huyện, thị xã có rừng:
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, các cơ quan chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn có rừng phối hợp với Chi cục Kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn, bảo vệ các loài ĐVHD trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức kiện toàn và tăng cường hoạt động hiệu quả của Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy rừng, các tổ đội chuyên trách bảo vệ rừng rà soát, bố trí các nguồn lực, nhân lực, vật tư, trang thiết bị, phương tiện chủ động, sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng theo đúng phương châm 4 tại chỗ: “Phương tiện tại chỗ, lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ” không để xảy ra cháy rừng lớn.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn có rừng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về lấn chiếm đất rừng, chặt phá cây rừng, san ủi, xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp và mua bán, sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép theo Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 25/5/2023 của UBND Thành phố về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, xử lý việc lấn chiếm và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố (Đối với các hành vi vi phạm như: Khai thác, san ủi, lấn chiếm đất lâm nghiệp, xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp Chủ tịch UBND các xã, phường thị trấn quản lý địa bàn để xảy ra tình trạng trên phải chịu trách nhiệm chính trước Chủ tịch UBND huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có rừng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố và quy định pháp luật).
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn có rừng tổ chức theo dõi diễn biến rừng,hàng tháng báo cáo kết quả theo dõi diễn biến rừng trên địa bàn quản lý; thường xuyên cập nhật, theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng, tổ chức thường trực 24/24h trong những ngày nắng nóng có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên, thông báo cấp cháy rừng trên hệ thống loa phát thanh ở các xã có rừng, bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao. Thiết lập mạng thông tin liên lạc phục vụ hiệu quả công tác bảo vệ rừng, PCCCR, đặc biệt là công tác chỉ huy chữa cháy; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ rừng, PCCCR của các chủ rừng, các tổ chức, cá nhân nhận giao khoán bảo vệ rừng.
- Khẩn trương hoàn thành công tác rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp theo Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 18/02/2022 của UBND Thành phố.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các chủ rừng và cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo theo quy định; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố kết quả tổ chức thực hiện và các công việc đột xuất, phát sinh hoặc vượt thẩm quyền (nếu có) theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 04/CT-UBND tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Quyết định 44/QĐ-UBND năm 2024 về Chương trình hành động thực hiện kế hoạch 117-KH/TU thực hiện kết luận 61-KL/TW về “tiếp tục thực hiện chỉ thị 13-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3 Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2024 tổ chức thực hiện Kế hoạch 340-KH/TU thực hiện Kết luận 61-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2024 tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định