ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2003/CT-UB | Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2003 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC: PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH, KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI GIA SÚC, GIA CẦM VÀ TIÊM PHÒNG BỆNH LỞ MỒM, LONG MÓNG GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - NĂM 2003
Ngày 17.01.2003, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) có văn bản số 29/TY-DT gửi Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố TW thông báo về tình hình tái xuất hiện dịch lở mồm, long móng (LMLM) gia súc ở 7 tỉnh, bệnh tụ huyết trùng trâu bò ở 15 tỉnh, dịch tả lợn ở 10 tỉnh...; Đồng thời đề nghị các địa phương chủ động phòng, chống bệnh LMLM gia súc và các bệnh khác cho gia súc, gia cầm nhằm hạn chế tác hại do dịch bệnh gây ra.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và tổ chức thực hiện hiệu quả Pháp lệnh Thú y, UBND Thành phố giao trác nhiệm cho các ngành, các cấp khẩn trương triển khai công tác: kiểm dịch động vật (KDĐV), kiểm soát giết mổ (KSGM), kiểm tra vệ sinh Thú y (KTVSTY) và tập trung công tác tiêm phòng bệnh LMLM gia súc trên địa bàn Thủ đô, cụ thể :
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính Vật giá, Thương mại, Y tế, Công an Thành phố, Hải quan Hà Nội cùng các ngành có liên quan và UBND các quận, huyện:
- Chỉ đạo, đôn đốc Chi cục Thú y Hà Nội chủ động phối hợp với các cơ quan có chức năng, các đơn vị chuyên môn tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; hướng dẫn UBND các phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng bệnh gia súc, gia cầm trong đó tập trung tiêm phòng bệnh LM,LM gia súc và đẩy mạnh công tác KDĐV, KSGM, KTVSTY đối với gia súc (trâu, bò, lợn, chó và dê), gia cầm trên địa bàn Thành phố.
- Thống nhất đề xuất chính sách hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác tiêm phòng bệnh gia súc, gia cầm đặc biệt là kinh phí tiêm phòng bệnh LMLM gia súc, trình UBND xem xét, giải quyết.
2. Chủ tịch UBND các quận, huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các ngành có liên quan:
- Chỉ đạo, đôn đốc UBND các phường, xã, thị trấn hướng dẫn các HTX nông nghiệp, các cơ sở và hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, tập trung tổ chức thực hiện ngay việc tiêm phòng bệnh LMLM gia súc, tăng cường công tác KDĐV, KSGM, KTVSTY, phòng chống bệnh dại đối với gia súc, gia cầm tại địa phương theo Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh phí và lệ phí cùng các quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Chi cục Thú y Hà Nội.
- Chủ động cấp kinh phí hỗ trợ phục vụ công tác tiêm phòng bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là tiền công tiêm phòng bệnh LMLM gia súc.
- Tăng cường kiểm tra công tác phòng chống bệnh gia súc, gia cầm và vệ sinh môi trường trên địa bàn, định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT.
UBND thành phố yêu cầu các ngành, các cấp, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chăn nuôi tổ chức thực hiện ngay nhiệm vụ trên. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc và tổng hợp tình hình kết quả thực hiện, những khó khăn vướng mắc báo cáo UBND Thành phố, Bộ Nông nghiệp và PTNT để xem xét, giải quyết kịp thời./.
| T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
- 1 Chỉ thị 02/CT-UBND về công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật năm 2014 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2 Chỉ thị số 03/2013/CT-UBND về đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc giai đoạn 2013 - 2015 do Tỉnh An Giang ban hành
- 3 Công văn 3377/UBND-KTN năm 2011 về việc thúc đẩy phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4 Chỉ thị 38/CT-UBND năm 2008 về tăng cường công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5 Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2008 tăng cường công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 6 Chỉ thị 25/2007/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân sau bão, lũ do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 7 Chỉ thị 15/2006/CT-UBND thực hiện biện pháp phòng chống dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8 Chỉ thị 07/2001/CT-UB về việc thực hiện tốt tiêm phòng dịch cho đàn gia súc gia cầm đặc biệt là bệnh Lở mồm long móng, công tác Kiểm dịch động vật, Kiểm soát giết mổ, Kiểm tra thú y trên địa bàn Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 9 Chỉ thị 31/2000/CT/CTUBBT về tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm thịt động vật do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1 Chỉ thị 07/2001/CT-UB về việc thực hiện tốt tiêm phòng dịch cho đàn gia súc gia cầm đặc biệt là bệnh Lở mồm long móng, công tác Kiểm dịch động vật, Kiểm soát giết mổ, Kiểm tra thú y trên địa bàn Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 2 Chỉ thị 25/2007/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân sau bão, lũ do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 3 Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2008 tăng cường công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 4 Chỉ thị số 03/2013/CT-UBND về đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc giai đoạn 2013 - 2015 do Tỉnh An Giang ban hành
- 5 Công văn 3377/UBND-KTN năm 2011 về việc thúc đẩy phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 6 Chỉ thị 38/CT-UBND năm 2008 về tăng cường công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7 Chỉ thị 02/CT-UBND về công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật năm 2014 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 8 Chỉ thị 31/2000/CT/CTUBBT về tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm thịt động vật do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 9 Chỉ thị 15/2006/CT-UBND thực hiện biện pháp phòng chống dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Bến Tre