BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2007/CT-BXD | Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2007 |
Cùng với cả nước, trong những năm vừa qua, cán bộ công nhân viên chức và lao động ngành Xây dựng đã có những chuyển biến tích cực về phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm; các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể đã có ý thức cao hơn, quan tâm hơn, tạo cơ sở cho việc đẩy mạnh đấu tranh nhằm từng bước hạn chế, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma tuý, mại dâm và giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của lao động ngành Xây dựng là phân tán, di biến động địa điểm làm việc, xa gia đình, tỷ lệ lao động ở các vùng sâu, vùng xa cao nên công tác quản lý chỉ đạo ở một số đơn vị chưa thường xuyên và kiên quyết, thậm chí còn bị buông lỏng nên dễ xẩy ra tệ nạn ma tuý, mại dâm; trong khi đó công tác thông tin giáo dục, truyền thông để công nhân, lao động để biết cách tự phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn may tuý, mại dâm chưa được sâu rộng, liên tục, hiệu quả còn thấp. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 54-CT-TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống HIV-AIDS trong tình hình mới", căn cứ Quyết định số 50/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, căn cứ Công văn số 641/TTg-VX ngày 22/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ v/v kiện toàn Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Ngành triển khai thực hiện một số công việc như sau:
1. Quán triệt tới mọi cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, công nhân viên chức và lao động hiểu, biết và tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 54-CT-TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống HIV-AIDS trong tình hình mới", Quyết định số 50/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm.
- Hạn chế ảnh hưởng và ngăn chặn tệ nạn ma tuý, mại dâm, phòng ngừa sự lây nhiễm HIV/AIDS trong cán bộ, công nhân viên chức và lao động ngành Xây dựng.
- Làm chậm quá trình phát triển HIV thành AIDS đối với người bị nhiễm HIV.
- Làm giảm tác hại của HIV/AIDS đối với gia đình và hiệu quả kinh tế của các đơn vị.
Mục tiêu cụ thể:
- 100% các đơn vị trong phạm vi cả nước thuộc Bộ Xây dựng triển khai công tác phòng chống HIV/AIDS.
- Nâng cao hiểu biết của cán bộ, công nhân viên chức, lao dộng trong các cơ quan, đơn vị, học sinh trong các Trường về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS để 100% cán bộ, công nhân, viên chức, lao động và học sinh các Trường hiểu đúng và biết cách dự phòng HIV/AIDS.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi và giám sát chương trình phòng chống HIV/AIDS: 100% xét nghiệm HIV/AIDS tuân thủ quy định, tư vấn xét nghiệm tự nguyện.
- Ngăn chặn lây nhiễm qua các dịch vụ y tế: đảm bảo 100% các đơn vị máu và chế phẩm được sàng lọc HIV trước khi truyền ở tất cả các Bệnh viện, các Trạm y tế, các cơ sở điều dưỡng-phục hồi chức năng thuộc Bộ. Thực hiện đúng quy định về vô khuẩn, sát khuẩn phòng lây nhiễm HIV ở các cơ sở y tế trong toàn Ngành Xây dựng.
- Thực hiện các biện pháp can thiệp đối với tất cả các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
Giải pháp xã hội:
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và Công đoàn, các đoàn thể xã hội đối với công tác phòng chống HIV/AIDS.
- Ban Phòng chống HIV/AIDS ngành Xây dựng chủ động đưa công tác phòng chống vào kế hoạch hoạt động hàng năm của Ngành và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
- Lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS vào các phòng trào quần chúng, các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ, các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện.
- Thành lập các cơ sở tư vấn về HIV/AIDS thông qua việc lồng ghép với các hoạt động y tế tại doanh nghiệp. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ (ít nhất 1 năm một lần), khám chữa các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
- Thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi:
Triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông nhằm thay đổi hành vi. Yêu cầu Báo Xây dựng, Tạp chí Xây dựng, Tạp chí Kiến trúc, các Tập san của các Viện, Trường, các doanh nghiệp có bài, ảnh đưa tin người tốt, việc tốt trong phòng chống HIV/AIDS.
Xây dựng và phát triển các kỹ năng cá nhân trong dự phòng và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS.
Nâng cao số lượng và chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông.
Triển khai chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại: chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch, chương trình 100% bao cao su đối với địa bàn có nhiều người nghiện chích ma tuý.
Tập trung can thiệp vào nhóm dễ bị nhiễm HIV, nhóm có hành vi nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm công nhân, lao động nghề xây dựng thường phải di biến động địa điểm làm việc, xa gia đình, trình độ dân trí hạn chế.
Giải pháp chuyên môn, kỹ thuật
- Xây dựng phòng xét nghiệm chuẩn được phép khẳng định HIV dương tính tại Bệnh viện Xây dựng.
- Giám sát huyết thanh học HIV/AIDS:
Mở rộng và nâng cao chất lượng xét nghiệm phát hiện (chỉ được xét nghiệm khi đối tượng đã được tư vấn đầy đủ).
Duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động giám sát trọng điểm, mở rộng giám sát đến vùng sâu, vùng xa (chú trọng giám sát công nhân lao động xây dựng các công trình thuỷ điện: Sơn La, Sê San-Gia Lai, A Vương-Quảng Nam, Bản Vẽ- Nghệ An, Na Hang-Tuyên Quang...). Đặc biệt, đối với Công trình xây dựng Thuỷ điện Sơn La, Bộ Xây dựng giao cho Bệnh viện Xây dựng kết hợp với Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam tiếp tục triển khai Dự án: "Tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS tại công trình Thuỷ điện Sơn La" với thời gian thực hiện đến năm 2010 nhằm nâng cao hiểu biết và cách phòng tránh HIV/AIDS cho cán bộ, công nhân viên và lao động tại công trường, đồng thời tạo mô hình mẫu để mở rộng triển khai đối với các đơn vị khác trong ngành Xây dựng trong thời gian tới.
Lồng ghép giám sát hành vi, huyết thanh học và các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
Quản lý và chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Lồng ghép dịch vụ tư vấn vào các chương trình y tế quốc gia, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phòng chống các bệnh nghề nghiệp của Ngành Xây dựng.
Vụ Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này./.
|
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 1653/QĐ-TTg năm 2007 về việc cử thành viên Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 50/2007/QĐ-TTg về kiện toàn Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 4 Chỉ thị 54/2005/CT-TW về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới do Ban chấp hành trung ương ban hành
- 5 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003
- 6 Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 7 Quyết định 01/QĐ-UBQG61 về quy chế hoạt động của Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm do Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm ban hành
- 1 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 2 Quyết định 01/QĐ-UBQG61 về quy chế hoạt động của Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm do Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm ban hành
- 3 Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 4 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003
- 5 Quyết định 1653/QĐ-TTg năm 2007 về việc cử thành viên Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm do Thủ tướng Chính phủ ban hành