ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2012/CT-UBND | Lâm Đồng, ngày 23 tháng 10 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG VÀ HẠN CHẾ SẢN XUẤT, SỬ DỤNG GẠCH ĐẤT SÉT NUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Thực hiện Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và Chỉ thị số 07/2010/CT-UBND ngày 27/9/2010 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý sản xuất gạch thủ công từ đất sét nung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, qua công tác vận động, giải thích, tuyên truyền của địa phương và các ngành chức năng, đến nay đã có trên 10 cơ sở sản xuất gạch nung bằng lò thủ công trong tỉnh đã đăng ký chuyển đổi công nghệ thiết bị và một số cơ sở khác đã cam kết chấm dứt hoạt động sản xuất gạch thủ công để chuyển sang ngành nghề khác vào cuối năm 2012;
Tuy nhiên, theo báo cáo của các ngành chức năng, vẫn còn tồn tại khoảng 40 lò gạch thủ công đang hoạt động tại các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Lâm Hà, Đơn Dương không đảm bảo môi trường, một số đang nằm trong khu dân cư không phù hợp quy hoạch; việc tuyên truyền, phổ biến sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh để thay thế dần gạch đất sét nung nhằm tiết kiệm diện tích đất nông nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường, đem lại hiệu quả chung cho toàn xã hội ...chưa được quan tâm đúng mức.
Ngày 16/4/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung; để tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và UBND các cấp thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Sở Xây dựng
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ về khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các địa phương và các ngành có liên quan rà soát việc thực hiện quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3030 QĐ/UBND ngày 08/12/2009, đặc biệt là rà soát hoạt động của các lò gạch tuy nen, từng bước thay thế gạch đất sét nung bằng vật liệu xây không nung theo Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c) Phối hợp với UBND các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Đơn Dương, Lâm Hà xây dựng lộ trình giảm dần và tiến đến chấm dứt việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung bằng lò thủ công hoặc lò thủ công cải tiến phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương theo lộ trình do Bộ Xây dựng hướng dẫn.
d) Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, các ngành chức năng liên quan trong việc lập kế hoạch hỗ trợ đối với các đơn vị sản xuất gạch thủ công khi chuyển đổi công nghệ sản xuất; phổ biến công nghệ, tiêu chuẩn, lợi ích và khuyến khích chuyển đổi sang gạch không nung.
đ) Bổ sung vào bản công bố giá vật liệu xây dựng tại địa phương giá các loại vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Công Thương
a) Tuyên truyền và phổ biến các chính sách ưu đãi khi chuyển đổi công nghệ sản xuất tiên tiến theo quy định đến các đơn vị sản xuất gạch thủ công.
b) Hàng năm rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch, đề xuất một phần kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến, khuyến khích phát triển các nhà máy vật liệu xây không nung từ cát, clinke hoặc tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện, sản xuất tấm tường thạch cao, cấu kiện bê tông lắp ghép... đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường, tiết kiệm năng lượng.
c) Đề xuất Bộ Công Thương hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia cho việc chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và hoạt động xúc tiến thương mại trong nước đối với sản phẩm vật liệu xây không nung.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Tổ chức hội thảo, phổ biến công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung cho các đơn vị sản xuất trong tỉnh tiếp cận; hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung theo hướng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao chất lượng sản phẩm theo các quy định hiện hành.
b) Không sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm để hỗ trợ các đơn vị sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến.
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với các sản phẩm gạch nung và gạch không nung.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tăng cường kiểm tra, phối hợp với các ban ngành chức năng để xử lý triệt để việc khai thác bất hợp pháp đất sét để làm gạch của các cơ sở sản xuất gạch bằng lò thủ công.
b) Kiểm tra, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường hoặc các quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất gạch, đặc biệt là các lò gạch trong khu đô thị, khu dân cư theo quy định.
c) Hướng dẫn các địa phương không bố trí quỹ đất để sản xuất gạch nung bằng lò thủ công.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Tham mưu UBND tỉnh thực hiện các chế độ ưu đãi đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung.
b) Từ nay trở đi, chỉ trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ngói nung có nguồn nguyên liệu đất sét được khai thác hợp pháp, có công nghệ sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tận dụng được phế thải công nghiệp, phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và quy hoạch phát triển công nghiệp đã được phê duyệt, được các ngành chức năng liên quan phối hợp thẩm định, xác nhận bằng văn bản.
6. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định, công bố giá các loại vật liệu xây không nung tại địa phương, áp dụng cho các công trình xây dựng có nguồn vốn từ ngân sách.
7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
Hướng dẫn các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Lâm Hà, Đơn Dương phổ biến, hướng dẫn chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các các lò gạch đổi mới công nghệ, chuyển đổi ngành nghề hoặc sản xuất vật liệu xây không nung.
8. Ban Quản lý các khu công nghiệp
Kiểm tra trình độ công nghệ đối với các dự án đăng ký đầu tư trong các khu công nghiệp trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và ưu tiên tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung đầu tư tại các khu công nghiệp theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 đã được phê duyệt.
9. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc
a) Triển khai các quy định của nhà nước có liên quan đến việc đầu tư sản xuất và kinh doanh gạch ngói như Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thương mại, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hướng dẫn thực hiện các chính sách của Chính phủ nhằm khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn.
b) Chấn chỉnh, sắp xếp và tạo điều kiện để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đến đầu tư tại các cụm công nghiệp kết hợp với chuyển đổi công nghệ thiết bị, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp đã được phê duyệt.
c) Rà soát việc triển khai thực hiện, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm đáp ứng các nội dung về phát triển vật liệu xây không nung.
d) Báo cáo định kỳ với Sở Xây dựng về tình hình sản xuất vật liệu xây dựng và thực hiện quy hoạch vật liệu xây dựng trên địa bàn.
đ) UBND các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Lâm Hà, Đơn Dương:
+ Khẩn trương rà soát, yêu cầu các cơ sở sản xuất gạch bằng lò thủ công còn tồn tại trên địa bàn tự xây dựng lộ trình chấm dứt sản xuất hoặc chuyển đổi công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, tổng hợp gửi Sở Xây dựng trước ngày 30/11/2012.
+ Kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với việc khai thác đất sét làm gạch bất hợp pháp của các lò gạch thủ công trên địa bàn theo đúng quy định của Luật Khoáng sản và các quy định hiện hành có liên quan.
10. Các tổ chức, cá nhân sản xuất gạch nung và không nung trong tỉnh
a) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư sản xuất gạch đất sét nung hoặc vật liệu xây không nung tại địa phương, thực hiện theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng do Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh phê duyệt.
b) Chủ động, tích cực thực hiện chủ trương của Chính phủ theo Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, có giải pháp chuyển đổi dần công nghệ sản xuất từ gạch đất sét nung sang gạch không nung.
c) Tăng cường quản lý sản xuất, quy trình công nghệ, quản lý kỹ thuật, tăng cường hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để sản xuất sản phẩm tốt, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; tăng cường quản trị doanh nghiệp để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần thay thế loại bỏ các loại gạch thủ công tại các vùng nông thôn trong tỉnh.
d) Thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chủ động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Giao Sở Xây dựng theo dõi, đôn đốc việc tổ chức, thực hiện Chỉ thị này, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 07/2010/CT-UBND ngày 27/9/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 07/2010/CT-UBND tăng cường quản lý sản xuất gạch thủ công từ đất sét nung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 259/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến hết ngày 31/12/2012 hết hiệu lực thi hành do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3 Quyết định 259/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến hết ngày 31/12/2012 hết hiệu lực thi hành do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1 Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2013 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng đất sét nung tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Chỉ thị 04/2013/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Chỉ thị 32/2012/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch ngói đất sét nung trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4 Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2012 tăng cường sử dụng vật liệu không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn Hải Phòng
- 5 Chỉ thị 10/CT-CT năm 2012 tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2010 Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 3030/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 9 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 1 Chỉ thị 10/CT-CT năm 2012 tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2 Chỉ thị 07/2010/CT-UBND tăng cường quản lý sản xuất gạch thủ công từ đất sét nung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3 Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2012 tăng cường sử dụng vật liệu không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn Hải Phòng
- 4 Chỉ thị 32/2012/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch ngói đất sét nung trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5 Chỉ thị 04/2013/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 6 Quyết định 259/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến hết ngày 31/12/2012 hết hiệu lực thi hành do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7 Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2013 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng đất sét nung tỉnh Thừa Thiên Huế