ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Khánh Hòa, ngày 08 tháng 3 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THUỘC THẨM QUYỀN XỬ PHẠT CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trong những năm qua, công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, nhất là trong việc lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, việc bảo đảm thời hiệu, thời hạn xử lý vi phạm hành chính; trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính còn chưa bảo đảm tính pháp lý, chặt chẽ, kể cả các hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:
1. Thủ trưởng cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm các việc sau đây:
a. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan; tổ chức việc thanh tra, kiểm tra và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b. Đối với hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính:
Hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải được lập theo đúng quy định tại Mục 1, Chương III Luật Xử lý vi phạm hành chính và theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan; Thủ trưởng cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, bảo đảm hồ sơ đầy đủ, đảm bảo thời hiệu, thời hạn xử phạt đúng quy định của pháp luật trước khi có văn bản trình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt;
c. Công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a. Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
b. Giúp UBND tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất việc nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau theo quy định của pháp luật
c. Thực hiện chức năng cập nhập tình hình vi phạm hành chính tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp quản lý.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa:
a. Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Đài Phát thanh Truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa...; chủ động thực hiện xây dựng kịch bản, nội dung cho các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hàng năm.
b. Công bố công khai việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm các nhiệm vụ nêu trên.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các sở, ban, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Sở Tư pháp để báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2180/QĐ-UBND phê duyệt dự toán thu - chi năm 2016 cho hoạt động các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 3369/QĐ-CTUBND năm 2015 về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3 Quyết định 393/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 270/QĐ-UBND về khoản chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 4 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 6 Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định phân cấp, phối hợp quản lý và xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 1 Quyết định 2180/QĐ-UBND phê duyệt dự toán thu - chi năm 2016 cho hoạt động các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 3369/QĐ-CTUBND năm 2015 về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3 Quyết định 393/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 270/QĐ-UBND về khoản chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 4 Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định phân cấp, phối hợp quản lý và xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành