ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Bình Dương, ngày 10 tháng 4 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH CÚM GIA CẦM
Theo thông tin từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2020 đến nay cả nước có 44 ổ dịch bệnh cúm gia cầm, buộc phải tiêu hủy trên 137.000 con gia cầm tại 14 tỉnh, thành phố (bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Dương và Trà Vinh).
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, theo báo cáo của ngành Chăn nuôi và Thú y, vào ngày 14/02/2020 đã phát hiện 01 ổ dịch bệnh cúm gia cầm (H5N1) tại huyện Dầu Tiếng với tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là trên 10.000 con. Mặc dù ổ dịch bệnh cúm gia cầm chưa xảy ra trên diện rộng nhưng do các yếu tố như tổng đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh tương đối lớn (trên 12 triệu con gia cầm) và tình trạng buôn bán, giết mổ gia cầm trái phép vẫn còn tồn tại ở một số địa phương nên nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm phát sinh trong thời gian tới là rất cao.
Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh cúm gia cầm và nguy cơ lây sang người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên người đang diễn biến phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm theo quy định của Luật Thú y; Triển khai thực hiện Kế hoạch số 2491/KH-UBND ngày 29/05/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025”.
Bố trí các nguồn lực và kinh phí cần thiết, kịp thời cho các ngành chức năng để xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm theo quy định hiện hành.
Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi và các khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm tại địa phương.
Tổ chức triển khai nội dung Chỉ thị đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn để biết và thực hiện.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổ chức triển khai, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh động vật theo các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông báo kịp thời cho ngành Y tế khi phát hiện các ổ dịch bệnh cúm gia cầm.
Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan chuyên môn Thú y tăng cường thực hiện các biện pháp kỹ thuật để giám sát chặt chẽ tình hình bệnh cúm gia cầm, kịp thời tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm, hướng dẫn người chăn nuôi tích cực áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và chủ động phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm.
Theo dõi, nắm tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
3. Sở Y tế
Chủ động xây dựng kế hoạch xử lý, phát hiện sớm đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm để cách ly, điều trị và quản lý kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
4. Công an tỉnh
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa rõ nguồn gốc trên các tuyến đường giao thông. Phối hợp các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi đầu cơ, nâng giá các loại hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh để trục lợi, hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ các loại thuốc, vắc xin phòng bệnh, chữa bệnh, hành vi trục lợi trong thực hiện các chính sách phòng chống dịch bệnh và phối hợp kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm.
5. Cục Quản lý thị trường
Tăng cường phối hợp với ngành Thú y để kiểm tra việc kinh doanh, tàng trữ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm... nhất là tại các chợ, các tuyến đường trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương, Trang Thông tin điện tử tỉnh
Thường xuyên phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch bệnh cúm gia cầm; tuyên truyền việc không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc và các biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 1222/KH-UBND năm 2020 về Phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về triển khai quyết liệt biện pháp phòng, chống dịch, bệnh cúm gia cầm và các loại mầm bệnh nguy hiểm khác ở gia súc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3 Kế hoạch 1272/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4 Kế hoạch 2491/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 5 Luật thú y 2015
- 6 Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 7 Chỉ thị 13/2005/CT-UBND về triển khai tiêm phòng vắc xin phòng dịch cúm gia cầm do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 1 Kế hoạch 1222/KH-UBND năm 2020 về Phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về triển khai quyết liệt biện pháp phòng, chống dịch, bệnh cúm gia cầm và các loại mầm bệnh nguy hiểm khác ở gia súc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3 Kế hoạch 1272/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4 Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Chỉ thị 13/2005/CT-UBND về triển khai tiêm phòng vắc xin phòng dịch cúm gia cầm do tỉnh Bắc Kạn ban hành