THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2002/CT-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2002 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH, HOÁ CHẤT TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các chương trình đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng các loại hoá chất, thuốc kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản và nông sản, đặc biệt đối với sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại hoá chất, thuốc kháng sinh và các chế phẩm sinh học chưa tuân thủ đầy đủ các quy định chuyên ngành trong sản xuất, bảo quản, sơ chế và chế biến sản phẩm. Gần đây đã có một số lô hàng xuất khẩu bị phát hiện có dư lượng Chloramphenicol, thuốc trừ sâu... phải tiêu huỷ, gây thiệt hại về kinh tế và làm ảnh hưởng tới uy tín hàng thuỷ sản, nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng và giữ vững uy tín sản phẩm xuất khẩu của ta trên thị trường quốc tế, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ trưởng các Bộ: thuỷ sản, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Y tế, các Bộ, ngành liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện ngay một số công việc sau đây:
1- Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc kháng sinh và các loại hoá chất có tên trong danh mục cấm sử dụng do Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định (đặc biệt là Chloramphenicol) trong các khâu sản xuất con giống, sản xuất thức ăn cho gia súc và thuỷ sản, sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc, nuôi trồng, bảo quản, sơ chế, chế biến và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.
2- Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh các loại thuốc thú y, thức ăn cho gia súc và thuỷ sản, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất , chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất thuỷ sản và nông nghiệp phải thực hiện việc công bố chất lượng sản phẩm, phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình và ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật; trên nhãn của sản phẩm phải ghi rõ không có chất Chloramphenicol và các loại hoá chất, thuốc kháng sinh cấm sử dụng khác.
3- Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Y tế, các cơ quan liên quan nhanh chóng rà soát để bổ sung, sửa đổi các quy định, quy trình sử dụng, tiêu chuẩn kỹ thuật , các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, giảm dư lượng các loại hoá chất độc hại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường sự phối hợp với các địa phương trong công tác quy hoạch và công bố các vùng sản xuất nguyên liệu an toàn; hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt hướng dẫn nông dân, ngư dân không sử dụng các chế phẩm có chứa Chloramphenicol và các hoá chất độc hại, đồng thời xây dựng các vùng nuôi an toàn, trang trại sản xuất sạch để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản, nông sản.
4- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan vận động các cơ quan của EC và các nước thành viên EU giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng thực phẩm đồng thời kiên quyết đấu tranh để EC thực hiện đúng những cam kết hai bên đã thoả thuận trong thương mại.
5- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức tuyên truyền rộng rãi Chỉ thị này và các văn bản pháp luật có liên quan; trực tiếp chỉ đạo xây dựng các vùng nuôi an toàn, trang trại sản xuất sạch; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất và buôn bán các loại sản phẩm dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản vi phạm theo quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất kinh doanh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hoá.
6- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ: Thuỷ sản, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các địa phương để có kế hoạch bố trí ngân sách đảm bảo kinh phí cho các hoạt động kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm cả việc nâng cấp cơ sở và thiết bị kiểm nghiệm, đào tạo cán bộ: các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt Chỉ thị này.
| Nguyễn Công Tạn (Đã ký)
|
- 1 Chỉ thị 37/2005/CT-TTg về một số biện pháp tăng cường quản lý hoá chất, kháng sinh dùng cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Chỉ thị 37/2005/CT-TTg về một số biện pháp tăng cường quản lý hoá chất, kháng sinh dùng cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Công văn 6791/VPCP-KTN năm 2013 sử dụng sản phẩm cơ khí trọng điểm sản xuất trong nước do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 615/QĐ-CT năm 2004 về hoạt động giết mổ, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3 Công văn số 0760/TM-XNK ngày 13/05/2002 của Bộ Thương mại về chất lượng hàng nông thuỷ sản xuất khẩu
- 1 Chỉ thị 37/2005/CT-TTg về một số biện pháp tăng cường quản lý hoá chất, kháng sinh dùng cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn số 0760/TM-XNK ngày 13/05/2002 của Bộ Thương mại về chất lượng hàng nông thuỷ sản xuất khẩu
- 3 Công văn 794/TS-KHĐT của Bộ Thủy sản về việc kiểm soát thức ăn, hoá chất, chất tẩy rửa nhập khẩu vào Việt Nam
- 4 Công điện 420/CP-NN năm 2002 về việc tăng cường quản lý thuốc kháng sinh, hoá chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 6791/VPCP-KTN năm 2013 sử dụng sản phẩm cơ khí trọng điểm sản xuất trong nước do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 615/QĐ-CT năm 2004 về hoạt động giết mổ, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật do tỉnh Thanh Hóa ban hành