ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 07/2004/CT-UB | Long Xuyên, ngày 17 tháng 02 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ QUẢN LÝ CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Qua những biến động về thị trường trong những năm gần đây, đặc biệt là qua dịch cúm gà, thực tế đã chỉ ra những yếu kém của chúng ta về công tác tổ chức sản xuất và về công tác quản lý Nhà nước đối với ngành nông nghiệp rất rõ rệt : sản xuất không tuân thủ qui hoạch, kế hoạch và nặng tính tự phát; công tác kiểm kê, kiểm soát không chặt chẽ; quan hệ cung cầu thường biến động bất lợi cho sản xuất; khi có thiên tai, dịch bệnh lại dễ bị động, lúng túng…
Để từng bước khắc phục tình hình này, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị :
1- Từ nay, việc tổ chức sản xuất hàng hóa phải căn cứ vào qui hoạch và kế hoạch. Sản phẩm phải có thị trường cụ thể : trong tỉnh, trong nước, xuất khẩu… phải được xác định. Từ xác định thị trường để có sự phân công, phân cấp trách nhiệm tổ chức và quản lý sản xuất, tổ chức tiêu thụ.
2- Trước mắt, chỉ mới có cá, tôm có thị trường xuất khẩu. Thịt, trứng, sữa thì chỉ có thị trường trong nước và trong tỉnh. Từ thị trường, Sở Nông nghiệp&PTNT cùng các doanh nghiệp, các cấp chính quyền xây dựng qui hoạch và kế hoạch sản xuất cho từng loại trên từng địa bàn với số lượng cụ thể. Các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản phẩm của nông dân có trách nhiệm quan hệ ngành nông nghiệp và chính quyền cơ sở tổ chức sản xuất và ký hợp đồng tiêu thụ theo tinh thần QĐ 80/TTg của Chính phủ.
3- Hộ nông dân sản xuất hàng hóa phải đăng ký với chính quyền cấp xã về địa điểm, số lượng, sản lượng và tham gia vào một tổ chức sản xuất cụ thể như HTX chẳng hạn hoặc đăng ký trang trại. Khi đăng ký phải nói rõ thêm là sản phẩm sẽ tiêu thụ ở đâu. Nếu có ký hợp đồng với doanh nghiệp nào thì cũng phải kèm theo bản sao hợp đồng. Ngành Nông nghiệp cần hướng dẫn, cụ thể thêm : hộ gia đình sản xuất qui mô nào thì phải đăng ký trang trại nếu chưa vào HTX.
4- Căn cứ vào bản đăng ký, có xác nhận của UBND xã (nếu là trang trại) hoặc của Ban quản lý HTX (nếu là hộ xã viên) và các điều kiện do ngân hàng quy định thì ngân hàng mới cho vay. Hộ sản xuất thuộc diện XĐGN thì không thuộc đối tượng sản xuất hàng hóa, được Ngân hàng chính sách cho vay vốn.
5- Sở Nông nghiệp&PTNT có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể : vùng sản xuất, sản lượng hàng hóa, qui trình kỹ thuật và các chế độ kiểm dịch, phòng bệnh v.v… Thí dụ: qui hoạch bến bãi neo đậu bè, bao đăng quầng, đất đào ao cá; khoảng cách an toàn giữa khu dân cư và các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, giữa các trại chăn nuôi với nhau, kể cả hộ chăn nuôi gà, vịt cải thiện gia đình cũng phải làm chuồng xa nhà, để phòng khi có dịch hạn chế việc lây lan giữa các bầy đàn, giữa vật nuôi với người. Riêng vịt đàn, cũng phải có chuồng trại cố định, chỉ được phép lên đồng sau khi thu hoạch lúa, khi hết chạy đồng, phải gom lại không cho xuống kinh rạch. Hướng dẫn nông dân xây dựng HTX chăn nuôi bao gồm các hộ chăn nuôi hàng hóa vừa và nhỏ, những hộ chăn nuôi lớn, nếu chưa vào HTX thì phải đăng ký lập trang trại. Cần quy định rõ : khi bắt đầu thả cá hoặc gầy đàn gia cầm đều phải đăng ký với HTX (nếu là xã viên) hoặc đăng ký với UB xã (nếu là trang trại). Khi thu hoạch hoặc xuất chuồng cũng phải báo cáo. Cần lưu ý: đăng ký, báo cáo là hình thức thông tin, giúp ổn định sản xuất và bảo vệ quyền lợi người sản xuất, chớ không phải là hình thức xin phép, chờ chấp thuận mới được làm như một thủ tục hành chính.
6- Sở Nông nghiệp&PTNT, Liên minh HTX, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, Hiệp hội Thủy sản cùng các doanh nghiệp nghiên cứu, có hướng dẫn cụ thể thêm về xây dựng HTX, tổ chức trang trại, về bảo hiểm chăn nuôi, về chế độ phòng dịch bệnh v.v… Riêng ngành Tài chính và Cục Thuế nghiên cứu hướng dẫn việc đóng các loại phí, thuế (nếu có) để phục vụ công tác quản lý. Mọi thiệt hại về sản xuất sau này, nếu có, người sản xuất sẽ ít bị thiệt hại hơn do có các công ty bảo hiểm, NS Nhà nước (có thuế và phí từ ngành chăn nuôi một phần) và các ngân hàng thương mại san xẻ bớt với người chăn nuôi.
Sở Nông nghiệp&PTNT phải củng cố Chi cục Thú y và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đủ sức làm tham mưu và quản lý công việc tận cơ sở.
7- Quá trình hội nhập kinh tế là quá trình tăng trưởng liên tục nhưng phải bền vững. Tính bền vững được bảo đảm phải trên cơ sở tổ chức và quản lý sản xuất hiện đại. Những vấn đề nêu trong Chỉ thị này mới là những bước tập tành đầu tiên, nhưng nếu làm được thì vấn đề "được mùa mất giá", tai biến do dịch bệnh nếu có xảy ra sẽ hạn chế được thiệt hại cho nền kinh tế mà trước hết là cho nông dân. Từ nay, nếu nông dân nào sản xuất có đăng ký, có tham gia vào một tổ chức sản xuất nhất định, có làm các nghĩa vụ tài chính và đóng bảo hiểm… thì khi có biến cố bất thường, bị thiệt hại thì Nhà nước phải có trách nhiệm hộ trợ theo quy định của luật pháp và chính sách kinh tế như nêu trong Chỉ thị. Nếu sản xuất theo dạng cá thể tự phát, không chịu sự hướng dẫn và quản lý của Nhà nước thì nếu có rủi ro thì Nhà nước chỉ có thể hộ trợ trên tinh thần cứu trợ thiên tai mà thôi.
8- Chỉ thị này được quán triệt đến UBND xã và thông tin rộng rãi trong nhân dân. Chủ tịch UBND xã là người chỉ huy, tổ chức thực hiện. Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố và các sở ngành, đơn vị cấp tỉnh, huyện giúp hướng dẫn về qui hoạch, kế hoạch, chế độ, chính sách và khoa học kỹ thuật. Các doanh nghiệp, kể cả các ngân hàng thương mại, bảo hiểm thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế với HTX, trang trại dưới sự hướng dẫn, gắn kết của các cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội.
Tình hình năm 2004, do quan hệ cung cầu, cá tra, basa đang có giá. Nếu nông dân các tỉnh trong vùng đổ xô nuôi cá, bất kể giá cá giống cao, thức ăn, thuốc trị bịnh… tăng, cung sẽ tăng so với cầu và giá thành sẽ cao, không đủ sức cạnh tranh thì tất yếu sẽ sinh khủng hoảng mới. Sau dịch gia cầm, việc khôi phục bầy đàn công nghiệp và giống bản địa quí hiếm cũng là một vấn đề cấp bách. Yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng các ngành hữu quan, tích cực nghiên cứu và triển khai thông suốt, thực hiện có kết quả Chỉ thị này ngay trong quí I/2004 và báo cáo thường xuyên về UBND tỉnh.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG |
- 1 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 2 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 1 Quyết định 2360/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch triển khai thực hiện Quản lý lợn đực giống do tỉnh ĐắkLắk ban hành
- 2 Quyết định 35/2013/QĐ-UBND về quản lý hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3 Quyết định 19/2013/QĐ-UBND về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và ấp trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4 Nghị quyết 30/2011/NQ-HĐND về cơ chế quản lý, thực hiện quy hoạch khu chăn nuôi tập trung và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 5 Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Nghị quyết 30/2011/NQ-HĐND về cơ chế quản lý, thực hiện quy hoạch khu chăn nuôi tập trung và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2 Quyết định 19/2013/QĐ-UBND về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và ấp trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3 Quyết định 35/2013/QĐ-UBND về quản lý hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 5 Quyết định 2360/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch triển khai thực hiện Quản lý lợn đực giống do tỉnh ĐắkLắk ban hành