UBND LÂM THỜI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2004/CT-UB | Vị Thanh, ngày 15 tháng 3 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
Thời gian qua việc tổ chức thực hiện chế độ thông tin, báo cáo ở các Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện đã cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của UBND tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự và củng cố quốc phòng trong tình hình mới.
Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các ngành, các cấp chưa được các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thị xã quan tâm đúng mức, thông tin chưa đạt yêu cầu về chất lượng và thời gian. Báo cáo còn chiếu lệ, chưa nghiêm túc và đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu cho chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội. Còn một số cơ quan, đơn vị chưa đặt chế độ thông tin báo cáo là một nhiệm vụ thường xuyên trong quản lý.... Do đó, diễn biến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng chưa được phản ánh kịp thời, thường xuyên, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh.
Để sớm khắc phục tình hình trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả chế độ thông tin, báo cáo, đáp ứng yêu cầu và phục vụ kịp thời cho lãnh đạo tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, Ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND thị xã, huyện thực hiện nghiêm túc những nội dung sau đây:
1/- Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, Ban, ngành tỉnh (sau đây gọi tắt là Sở, ngành) Chủ tịch UBND thị xã, huyện và các đơn vị cơ sở phải chấp hành tốt chế độ thông tin báo cáo, xem đây là một nhiệm vụ có tính chất nguyên tắc trong công tác quản lý. Nội dung và tiến độ các loại báo cáo phải đảm bảo như sau:
a) Báo cáo tuần: Báo cáo tiến độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của ngành và địa phương, trong đó đặc biệt quan tâm phản ánh về những nhiệm vụ trung tâm đột xuất, các kiến nghị khẩn cấp của đơn vị. Loại báo cáo này phải gửi đến Văn phòng UBND tỉnh trước 16 giờ ngày thứ ba hàng tuần trên mạng tin học diện rộng hoặc qua fax, sau đó phải báo cáo bằng văn bản chính thức đến văn phòng UBND tỉnh. Chánh Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, xử lý thông tin và báo cáo kịp thời cho Thường trực UBND tỉnh.
b) Báo cáo tháng: Tổng hợp kết quả hoạt động, thu - chi ngân sách Nhà nước và kết quả thực hiện các Quyết định quan trọng của Chính Phủ, của UBND tỉnh, nêu rõ các mặt làm được, chưa làm được trong ngành và địa phương. Loại báo cáo này các Sở, ngành và địa phương phải gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê và đồng gửi Văn phòng UBND tỉnh trước ngày 20 hàng tháng (số liệu ước đến cuối tháng) để Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tổng hợp báo cáo của các Sở, ngành, địa phương và lập báo cáo gửi về Văn phòng UBND tỉnh trước ngày 22 hàng tháng, riêng những tháng có kỳ họp HĐND cấp huyện thì phải báo cáo rõ các nội dung của Nghị quyết mà HĐND đã quyết định (báo cáo cần có phụ lục và số liệu gửi kèm).
c) Báo cáo quý, báo cáo 6 tháng, báo cáo năm: Nội dung phản ánh các kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và kết quả thu - chi ngân sách Nhà nước, việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND các cấp, thực hiện các Quyết định quan trọng của Chính phủ, của UBND tỉnh. Loại báo cáo này, ngoài việc nêu rõ những việc đã thực hiện thời gian qua, cần đánh giá các kết quả đạt được, những tồn tại, nguyên nhân và phương hướng tới. Trên cơ sở đó, dựa vào các chủ trương của tỉnh để xây dựng phương hướng nhiệm vụ, biện pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của ngành hoặc địa phương của thời gian sau tương ứng thời gian báo cáo (báo cáo này cần có phụ lục và số liệu gửi kèm).
Báo cáo loại này phải gửi đến Văn phòng UBND tỉnh trước ngày 15 của tháng cuối kỳ báo cáo (15/3 -15/6 -15/9); đồng thời phải gửi báo cáo loại này đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh và bộ chủ quản (đối với Sở).
Riêng báo cáo cuối năm: các Sở, ngành, các địa phương phải gửi đến Văn phòng UBND tỉnh trước ngày 10 tháng 12 hàng năm (về số liệu cần có số chính thức 11 tháng và số ước cả năm).
d) Báo cáo đột xuất (bất thường) trong trường hợp có những vấn đề quan trọng, phát sinh đột xuất cần có sự chỉ đạo của liên ngành hoặc của UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND thị xã, huyện phải trực tiếp báo cáo tóm tắc tình hình diễn biến sự việc và nguyên nhân phát sinh, những biện pháp đã áp dụng xử lý, kết quả việc xử lý và những kiến nghị với cấp trên để chỉ đạo chung việc xử lý vấn đề phát sinh nêu trên.
2/- Giao Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND thị xã, huyện Thủ trưởng cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có trách nhiệm phối hợp triển khai kịp thời các chủ trương chính sách của cấp trên và phải kiểm tra việc thực hiện, định kỳ thông tin, báo cáo cho UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo, xử lý tiếp theo các vấn đề mới phát sinh.
3/- Giao Chánh Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh hàng tuần để báo cáo cho Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và dự thảo báo cáo sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn.
4/- Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư dự thảo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, cả năm của tỉnh để UBND tỉnh kịp thời gửi đến văn phòng Chính phủ ,Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND và các ngành, các địa phương trong tỉnh đúng thời gian Chính phủ đã quy định.
5/- Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành và Chủ tịch UBND thị xã, huyện căn cứ Chỉ thị này để hướng dẫn chế độ thông tin, Báo cáo trong ngành và trong địa phương mình. Các ngành, các địa phương cần chấn chỉnh ngay chế độ thông tin, báo cáo theo nội dung và thời gian quy định cho từng loại báo cáo nêu trên và trang bị các phương tiện thông tin cần thiết để phục vụ thu thập thông tin, xử lý thông tin ngày càng tốt hơn. Thủ trưởng các ngành, các địa phương bảo đảm đúng nguyên tắc bảo vệ bí mật Nhà nước trong cung cấp tiếp nhận thông tin và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin báo cáo do đơn vị mình cung cấp.
Giám đốc Sở, thủ trưởng cơ quan Ban, ngành, Chủ tịch UBND thị xã, huyện cần tổ chức kiểm điểm đánh giá tình hình công tác này tại địa phương, đơn vị mình và triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này trong thời gian tới./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG |
- 1 Quyết định 362/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành hết hiệu lực thực hiện
- 2 Chỉ thị 02/2011/CT-UBND chấn chỉnh việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 3 Chỉ thị 02/2011/CT-UBND chấn chỉnh việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 1 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2008 chấn chỉnh việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Sơn La
- 2 Chỉ thị 32/2007/CT-UBND chấn chỉnh thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3 Chỉ thị 27/2007/CT-UBND chấn chỉnh việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Nghệ An
- 4 Quyết định 26/2004/QĐ-UB về thành lập Trung tâm Thông tin Tài nguyên - Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang
- 1 Chỉ thị 32/2007/CT-UBND chấn chỉnh thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2 Chỉ thị 27/2007/CT-UBND chấn chỉnh việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Nghệ An
- 3 Quyết định 362/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành hết hiệu lực thực hiện
- 4 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2008 chấn chỉnh việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Sơn La
- 5 Chỉ thị 02/2011/CT-UBND chấn chỉnh việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 6 Quyết định 26/2004/QĐ-UB về thành lập Trung tâm Thông tin Tài nguyên - Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang