ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2009/CT-UBND | Long Xuyên, ngày 07 tháng 8 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Trong thời gian qua các Sở, Ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông, đặc biệt thực hiện nghiêm Nghị quyết số 32/2007NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh đã có diễn biến khá tốt, bước đầu đã kiềm chế được tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Trong 6 tháng đầu năm 2009 toàn tỉnh xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 67 người, bị thương 30 người, so với cùng kỳ năm 2008 giảm 02 vụ (- 3,17%), giảm 01 người chết (- 18,18%). Tuy nhiên, kết quả đạt được còn chưa vững chắc và chưa đồng đều, vẫn còn nhiều mặt hạn chế như: công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông tuy có chuyển biến, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đến được với mọi người dân, nhất là đối với đồng bào ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, Khmer; còn nhiều tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng nhất là tai nạn giao thông liên quan đến xe ôtô chở khách; tình trạng trẻ em ngồi trên xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm có chiều hướng gia tăng; công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông ở từng lúc, từng nơi chưa thực sự mạnh. Trước tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp đặc biệt là các tháng cuối năm, cần phải thực hiện đồng bộ và quyết liệt hơn nữa với nhiều biện pháp của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, các địa phương và nhân dân mới có thể giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn.
Trên cơ sở tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ và triển khai thực hiện Kế hoạch số 238/UBATGTQG ngày 15/7/2009 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về hoạt động Tháng An toàn giao thông tháng 9 năm 2009 với mục tiêu đề ra là tạo bước chuyển biến mới về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân; nâng cao hơn nữa trách nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp của các cơ quản quản lý nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phấn đấu giảm tai nạn giao thông năm 2009 và so với năm 2008, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:
1. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố:
Chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn nâng cao vai trò, trách nhiệm trong tổ chức, thực hiện các biện pháp, giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhất là việc bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân khi tham gia giao thông; giám sát chặt chẽ, duy trì thường xuyên việc tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp thực hiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị tại địa phương.
2. Công an tỉnh:
- Đẩy mạnh việc thực hiện xây dựng mô hình xã, thị trấn “Tự quản về an toàn giao thông” với mục đích là huy động các ngành, đoàn thể ở xã, ấp, nhất là lực lượng Đoàn viên thanh niên, Dân quân tự vệ, Tổ tự quản tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Tập trung xử lý nghiêm các hành vi: vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường; vi phạm quy định về sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông; chú trọng phát hiện, xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em theo quy định.
- Thường xuyên tuần tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm trên các tuyến đường thủy nội địa, kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến khách ngang sông, phương tiện thủy không đủ tiêu chuẩn an toàn, thiếu trang bị phao cứu sinh theo quy định.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phân luồng giao thông trên địa bàn tỉnh trong dịp Lễ Quốc khánh và khai giảng đầu năm học mới.
3. Sở Giao thông vận tải:
- Tăng cường công tác duy tu, sửa chữa bảo dưỡng các đoạn đường bị sạt, lún và sửa chữa mặt sàn cầu trên các tuyến tỉnh lộ đảm bảo giao thông luôn thông suốt, an toàn.
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Pháp lệnh bảo vệ công trình đường bộ như: điều khiển xe quá tải trọng của cầu đường, đào ao nuôi cá, xây dựng các công trình trong hành lang an toàn đường bộ, đường thủy vi phạm trật tự an toàn giao thông như: họp chợ trên cầu, trên đường, đỗ xe trái phép...; vi phạm trật tự vận tải như: xe chở khách quần đảo đón khách, trả khách không đúng nơi quy định, điểm đỗ xe trái phép; trong đó, đặc biệt phải đình chỉ ngay hoạt động của các phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, người điều khiển phương tiện không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn và các bến khách ngang sông không giấy phép mở bến theo quy định.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chỉ đạo các trường có biện pháp hữu hiệu trong việc giáo dục, quản lý học sinh, sinh viên chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại các điểm trường trong giờ cao điểm.
- Vận động học sinh, sinh viên sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe buýt), không để học sinh chưa đủ tuổi sử dụng xe gắn máy đi học.
5. Sở Thông tin và truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình An Giang, Báo An Giang:
- Tổ chức tuyên truyền các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đến từng gia đình, từng cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
- Phải tạo được dư luận xã hội lên án mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, tác động đến từng gia đình, từng người và coi đây là hành vi đạo đức, là một tiêu chuẩn của con người mới; kịp thời đưa tin điển hình, tiên tiến và phê phán, phê bình những mặt chưa tốt việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông để động viên, rút kinh nghiệm chung.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên gương mẫu và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia giữ gìn trật tự giao thông và xây dựng văn hóa giao thông. Thông qua hoạt động của tổ chức mình xây dựng các mô hình tổ chức tự quản trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông ở các địa bàn dân cư.
7. Ban An toàn giao thông tỉnh:
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Tháng An toàn giao thông Tháng 9 năm 2009 trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn tổ chức Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng An toàn giao thông vào ngày 31 tháng 8 năm 2009 với tinh thần tiết kiệm, tạo được khí thế mới cho toàn xã hội tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Đài Phát thanh truyền hình và Báo An Giang tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông, biểu dương những gương tốt, việc tốt trong văn hóa giao thông và phê phán những cá nhân, tập thể có hành vi thiếu văn hóa.
- Giao Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chỉ thị này, kịp thời kiến nghị các biện pháp xử lý để Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Chỉ thị 05/2010/CT-UBND tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh An Giang trong năm 2010 và những năm tiếp theo
- 2 Quyết định 1694/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2010 đã hết hiệu lực pháp luật
- 3 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 4 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 1 Chỉ thị 01/2009/CT-UBND tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2 Luật giao thông đường bộ 2008
- 3 Quyết định 95/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về một số biện pháp cụ thể và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai kèm theo Quyết định 83/2006/QĐ-UBND do UBND tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Chỉ thị 15/2007/CT-UBND tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 5 Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành.
- 6 Chỉ thị 20/2001/CT-UB về tiếp tục đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Bến Tre
- 1 Chỉ thị 04/2009/CT-UBND về đẩy mạnh công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi ban hành
- 2 Chỉ thị 01/2009/CT-UBND tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 3 Quyết định 95/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về một số biện pháp cụ thể và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai kèm theo Quyết định 83/2006/QĐ-UBND do UBND tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Chỉ thị 15/2007/CT-UBND tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 5 Chỉ thị 20/2001/CT-UB về tiếp tục đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Bến Tre