ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2013/CT-UBND | An Giang, ngày 16 tháng 7 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng sự nỗ lực thực hiện của các cấp, các ngành và địa phương, công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biết tích cực, nhất là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, từ đó nâng cao chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012 của An Giang lên vị trí 2/63 tỉnh, thành trên cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế trong cải cách hành chính: tác phong làm việc, thái độ giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến người dân và hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư vẫn còn phổ biến, gây bức xúc trong xã hội.
Để chấn chỉnh tình trạng trên, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tạo chuyển biến tích cực về tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tập trung thực hiện ngay một số công việc sau đây:
a) Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; Chỉ thị 05/2008/CT-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; Quyết định số 129/2007/QĐ- TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; các văn bản có liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, đạo đức công vụ.
b) Trong thi hành công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, tận tụy phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Mọi phản ánh của người dân, doanh nghiệp về trách nhiệm, thái độ ứng xử, biểu hiện tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính phải được Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp nhận, xác minh làm rõ và xử lý đúng quy định; trực tiếp công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp khi xử lý hồ sơ chậm không có lý do chính đáng; tổ chức lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng về cung cấp các dịch vụ công. Công khai số điện thoại đường dây nóng, họp thư điện tử của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương để tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.
c) Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế và các chuẩn mực đạo đức của cơ quan, kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở và nơi công cộng, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; không sử dụng thời gian làm việc vào việc riêng; không uống rượu, bia trong giờ làm việc theo tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy An Giang tại Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan cấp trên nếu để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi tham nhũng, cửa quyền, gây phiền hà, chậm trễ khi giải quyết công việc, thủ tục hành chính cho tổ chức, người dân.
đ) Gương mẫu chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở; tăng cường công tác quản lý và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị, địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là các ứng dụng hỗ trợ cho việc giải quyết thủ tục hành chính, xử lý văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổ chức các cuộc kiểm tra nội bộ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Phát động thi đua ngắn hạn thực hiện Chỉ thị này và đưa vào tiêu chí xét khen thưởng cuối năm, đồng thời xử lý nghiêm, kiên quyết và đúng quy định các trường hợp vi phạm.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể, cá nhân phối hợp giám sát và phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh) những trường hợp vi phạm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, đạo đức công vụ.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Báo An Giang thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh để cán bộ, công chức, viên chức biết và thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
4. Sở Nội vụ:
a) Thường xuyên kiểm tra công vụ đối với việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, sử dụng thời gian làm việc, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với tổ chức, người dân.
b) Thường xuyên mở các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức về đạo đức công vụ, kỷ năng giao tiếp, văn hóa giao tiếp, ứng xử cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
c) Đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, nổi bật và xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm.
d) Chủ trì, phối hợp với thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh, các Sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị này, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Kế hoạch 535/KH-UBND năm 2016 tổ chức phong trào thi đua đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2021 do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 về về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm công vụ do tỉnh Long An ban hành
- 3 Báo cáo 136/BC-UBND chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang; tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2013
- 4 Quyết định 20/2013/QĐ-UBND quy định biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính của tỉnh Quảng Ngãi
- 5 Chỉ thị 10/2013/CT-UBND tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6 Quyết định 33/2011/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 7 Luật viên chức 2010
- 8 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2009 tiếp tục tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9 Luật cán bộ, công chức 2008
- 10 Quyết định 129/2007/QĐ-TTg về Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 03/2007/QĐ-BNV ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 12 Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2006 về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp do Tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 13 Chỉ thị 32/2006/CT-TTg về biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 33/2011/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2 Chỉ thị 10/2013/CT-UBND tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3 Quyết định 20/2013/QĐ-UBND quy định biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính của tỉnh Quảng Ngãi
- 4 Báo cáo 136/BC-UBND chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang; tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2013
- 5 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2009 tiếp tục tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 6 Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2006 về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp do Tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 7 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 về về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm công vụ do tỉnh Long An ban hành
- 8 Kế hoạch 535/KH-UBND năm 2016 tổ chức phong trào thi đua đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2021 do tỉnh An Giang ban hành