ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Quảng Bình, ngày 10 tháng 5 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG VẬT TƯ, HÀNG HÓA SẢN XUẤT TRONG NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 494/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng thực tế việc triển khai chỉ thị vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc: (1) Chưa có biện pháp kỹ thuật bảo vệ các hàng hóa trong nước sản xuất, đặc biệt là đối với các sản phẩm cơ khí; (2) Công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu còn hạn chế; (3) Nhận thức cũng như năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu trong việc thực hiện chủ trương này còn hạn chế, chưa đầy đủ. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước còn kém, cả về trình độ kỹ thuật giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ; (4) Chủ đầu tư, bên mời thầu chưa có thông tin về vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước do Danh mục các hàng hóa này chưa được cập nhật thường xuyên; (5) Vẫn còn tình trạng hạn chế hàng hóa trong nước sản xuất được trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Nhằm đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu dùng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước, góp phần hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị, giúp các doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong nước nâng cao sức cạnh tranh trước áp lực về hội nhập khi thực thi các cam kết quốc tế trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh yêu cầu:
I. Về công tác đấu thầu.
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các chủ đầu tư, bên mời thầu:
- Chủ động rà soát và thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Mục I, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 04/4/2017;
- Ưu tiên sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước theo quy định tại khoản 9, Mục IV của Chỉ thị nêu trên.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các chủ đầu tư, bên mời thầu trong việc thực hiện Chỉ thị này; trường hợp phát hiện vi phạm phải kiến nghị kịp thời và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh biện pháp xử lý nghiêm theo các quy định hiện hành.
3. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công thương, Y tế và các sở, ngành, đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị nêu trên.
4. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng và các đơn vị có liên quan thường xuyên cập nhật, tổng hợp danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, thuốc và vật tư y tế trong nước sản xuất được để các đơn vị có nhu cầu biết. Tăng cường thông tin để các doanh nghiệp sản xuất và sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước biết, trao đổi, hợp tác.
II. Về công tác truyền thông.
1. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc ưu tiên dùng hàng trong nước; chú trọng thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các chủ đầu tư, bên mời thầu để thực hiện nghiêm việc sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư trong nước sản xuất được trong công tác đấu thầu. Đồng thời, quảng bá sâu rộng về năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước.
2. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh nghiên cứu, xây dựng chuyên mục riêng để tuyên truyền chủ trương, chính sách và điển hình tiêu biểu thực hiện tốt chủ trương này; ưu tiên quảng bá các sản phẩm, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm đổi mới sáng tạo, sản phẩm công nghệ ra đời dựa trên kết quả nghiên cứu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
3. Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất chủ động tuyên truyền, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu rộng rãi sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng và các phương thức khác để các cơ quan, đơn vị có nhu cầu biết, sử dụng.
III. Nâng cao chất lượng vật tư, hàng hóa sản xuất của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất chủ động tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nghiên cứu bám sát thị trường để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, phát triển năng lực sản xuất để cung ứng các sản phẩm, máy móc, thiết bị đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, yêu cầu trong việc thực hiện các dự án, gói thầu.
Yêu cầu Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT.CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về chấn chỉnh công tác đấu thầu trong dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2018 về chấn chỉnh công tác đấu thầu trong dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3 Quyết định 54/2017/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác quyết toán dự án hoàn thành đối với dự án sử dụng vốn nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2017 về tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5 Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2017 về tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 1937/QĐ-UBND năm 2012 quy định phân cấp về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Thuận
- 7 Chỉ thị 494/CT-TTg năm 2010 về sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 04/2008/QĐ-UBND bãi bỏ các văn bản quy định hình thức mua sắm tài sản phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh Kon Tum ban hành
- 1 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về chấn chỉnh công tác đấu thầu trong dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2018 về chấn chỉnh công tác đấu thầu trong dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3 Quyết định 54/2017/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác quyết toán dự án hoàn thành đối với dự án sử dụng vốn nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2017 về tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5 Quyết định 1937/QĐ-UBND năm 2012 quy định phân cấp về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Thuận
- 6 Quyết định 04/2008/QĐ-UBND bãi bỏ các văn bản quy định hình thức mua sắm tài sản phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh Kon Tum ban hành