ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2003/CT-UBBT | Phan Thiết, ngày 04 tháng 4 năm 2003 |
CHỈ THỊ
V/V ĐẨY MẠNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP NGƯỜI TÀN TẬT.
Thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật, trong những năm qua, công tác chăm sóc, bảo vệ, trợ giúp ... cho người tàn tật ở tỉnh ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhiều đối tượng là người tàn tật được học nghề, học văn hóa, được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, được hỗ trợ ổn định cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng. Người tàn tật có công với nước và đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm giúp đỡ và được bảo đảm mọi chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước, được tổ chức nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở Bảo trợ xã hội, được nhận đỡ đầu nuôi dưỡng suốt đời đối với những người không còn thân nhân chăm sóc, không có nguồn thu nhập bảo đảm cuộc sống tối thiểu... Các đối tượng được trợ giúp đã xóa bỏ được sự mặc cảm, phấn khởi và tin tưởng hơn vào bản thân, biết nỗ lực vươn lên khắc phục khó khăn, mất mát để sống và làm việc có ích cho xã hội, hòa nhập với cộng đồng.
Tuy nhiên, hoạt động trợ giúp người tàn tật ở tỉnh ta chưa trở thành phong trào thường xuyên, sâu rộng trong các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân. Cơ chế, chính sách đối với người tàn tật chưa được thực hiện nghiêm túc ở một số địa phương. Nhiều đối tượng là người tàn tật đang gặp khó khăn về đời sống, sinh hoạt, chỗ ở, việc làm, học nghề, học văn hóa, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng ... nhưng chưa được giúp đỡ.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai các hoạt động trợ giúp người tàn tật nhân ngày người tàn tật Việt Nam (18/4 hàng năm), UBND Tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp người tàn tật với một số nội dung sau:
1. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Pháp lệnh người tàn tật trong cán bộ, công nhân viên chức, các tổ chức kinh tế - chính trị, các tầng lớp nhân dân để tạo sự nhận thức đúng và hành động thiết thực về bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật. Thiết thực hưởng ứng Ngày người tàn tật Việt Nam (18/4 hàng năm), mỗi đơn vị, tổ chức, cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ và khả năng của mình cần làm một việc cụ thể có ích, thiết thực đối với người tàn tật, tạo điều kiện để người tàn tật hòa nhập cộng đồng. Chú trọng vào việc phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, đào tạo nghề, tạo việc làm đối với người tàn tật nhằm giúp họ tăng thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình, sống có ích cho xã hội. Đặc biệt quan tâm đối với người tàn tật thuộc diện chính sách có công với nước và chính sách xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
2. Phát động trong các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tầng lớp nhân dân phong trào nhận đỡ đầu, chăm sóc, nuôi dưỡng người tàn tật nặng là thương, bệnh binh, người hưởng chế độ như thương binh, người có công giúp đỡ cách mạng, người già yếu cô đơn không nơi nương tựa, trẻ mồ côi không còn người thân chăm sóc nuôi dưỡng, không có nguồn thu nhập để bảo đảm cuộc sống tối thiểu
3. Tổ chức thực hiện đúng, đủ và kịp thời các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước đối với người tàn tật như: Chính sách đối với người có công với nước (theo Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng); Chính sách đối với những người bị tai nạn lao động (theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ); Chính sách xã hội (theo Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 và Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính Phủ); Chính sách về việc làm, học nghề (theo Nghị định 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính Phủ) và các chính sách xã hội khác cho người tàn tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thuộc diện hộ nghèo...
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Tỉnh, Sở Y tế tích cực kêu gọi tài trợ nhân đạo và tổ chức các hoạt động nhân đạo trợ giúp người tàn tật về phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe và tạo điều kiện thuận lợi để người tàn tật được tiếp cận các dịch vụ y tế.
5. Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Ủy ban dân số - gia đình và trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có kế hoạch dạy văn hóa, dạy nghề cho người tàn tật, nhất là trẻ em khuyết tật để giúp họ vươn lên khắc phục khó khăn, sống và làm việc có ích.
6. Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với Sở Thể dục - thể thao, UBND các huyện, thành phố thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dành riêng cho người tàn tật. Duy trì thường xuyên các phong trào văn nghệ quần chúng và rèn luyện thân thể cho người tàn tật ở cộng đồng. Hàng năm, tổ chức hội diễn văn nghệ, thể thao nhân ngày 18/4 ở các cấp nhằm động viên và xây dựng phong trào.
7. Đài Phát thanh truyền hình Tỉnh, Báo Bình Thuận xây dựng nội dung tuyên truyền thiết thực vận động toàn xã hội có hành động cụ thể giúp đỡ người tàn tật; phối hợp với các ngành và các địa phương thông tin, biểu dương kịp thời các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong việc tham gia giúp đỡ, bảo vệ người tàn tật.
Ủy ban nhân dân Tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể về giúp đỡ người tàn tật. Hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và xét thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân làm tốt công tác trợ giúp người tàn tật nhân Ngày người tàn tật Việt Nam (18/4) và báo cáo kết quả thực hiện về UBND Tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc các ngành và các địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị này. Phối hợp với các ngành và các địa phương để kịp thời đề xuất UBND Tỉnh khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
- 1 Quyết định 2783/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3 Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 4 Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 1 Quyết định 14/2008/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 05/2008/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật tỉnh Bình Định giai đoạn 2007- 2010
- 2 Quyết định 05/2008/QĐ-UBND ban hành kế hoạch thực hiện đề án trợ giúp người tàn tật tỉnh Bình Định giai đoạn 2007-2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Nghị quyết 27/2007/NQ-HĐND kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật tỉnh Bình Định giai đoạn 2007 - 2010
- 4 Nghị định 55/1999/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh người tàn tật
- 5 Pháp lệnh người tàn tật năm 1998
- 6 Nghị định 81-CP năm 1995 hướng dẫn Bộ Luật lao động về lao động là người tàn tật
- 7 Nghị định 12/CP năm 1995 ban hành Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội
- 8 Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1994
- 9 Nghị định 95-CP năm 1994 về việc thu một phần viện phí
- 1 Quyết định 14/2008/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 05/2008/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật tỉnh Bình Định giai đoạn 2007- 2010
- 2 Quyết định 05/2008/QĐ-UBND ban hành kế hoạch thực hiện đề án trợ giúp người tàn tật tỉnh Bình Định giai đoạn 2007-2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Nghị quyết 27/2007/NQ-HĐND kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật tỉnh Bình Định giai đoạn 2007 - 2010