ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2006/CT-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 3 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG ĐIỆN SỐ 331/TTG-NC NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2006 VÀ CÔNG ĐIỆN SỐ 373/TTG-NC NGÀY 05 THÁNG 3 NĂM 2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ LẬP LẠI TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Ủy ban nhân dân thành phố nhận được các Công điện số 373/TTg-NC, ngày 05 tháng 3 năm 2006 và Công điện số 331/TTg-NC, ngày 24 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung kiểm tra, kiểm soát, lập lại trật tự trong vận tải hành khách; thường xuyên liên tục và kiên trì thực hiện quyết liệt các biện pháp ngăn chặn gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Qua số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong hai tháng đầu năm năm 2006 đã xảy ra 212 vụ tai nạn giao thông, làm chết 163 người, bị thương 149 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 29 vụ (-12,03%), số người chết giảm 19 người (-10,44%), số người bị thương giảm 70 người (-31,96%). Tình hình tuy có giảm được về cả ba mặt nhưng số người chết vì tai nạn giao thông vẫn còn ở mức cao; kết quả đạt chưa được căn cơ, chưa vững chắc.
Nhằm phấn đấu giảm đến mức thấp nhất tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đồng thời để triển khai thực hiện hai Công điện nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố, Thủ trưởng các Sở-ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng ban Ban an toàn giao thông quận, huyện khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Thường trực Ban an toàn giao thông thành phố phối hợp các Sở-ban ngành, quận huyện, đoàn thể nhanh chóng xây dựng kế hoạch tăng cường đảm bảo an toàn giao thông giai đoạn năm 2006-2010; trước mắt xây dựng chương trình công tác năm 2006-2007. Ngay trong tháng 3 năm 2006, xây dựng kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông tập trung vào đối tượng là người đi bộ, đi xe đạp, đi xe mô tô, xe gắn máy.
2. Thành đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chi Minh phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố triển khai kế hoạch “Tuần lễ thanh niên tình nguyện vì trật tự an toàn giao thông đường bộ”, tập trung vào đối tượng công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp; triển khai vào tháng 3 năm 2006.
3. Sở Giao thông-Công chính chủ trì phối hợp với Công an thành phố và Ban An toàn giao thông các quận-huyện nghiên cứu xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt danh mục các tuyến đường hợp lý, các biện pháp khả thi, hiệu lực bắt buộc người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm trên những tuyến đường quy định;
4. Sở Giao thông- Công chính và Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn tăng cường công tác giáo dục lái xe, phụ xe; ký kết thực hiện giao ước thi đua và có biện pháp kiểm tra việc đón trả khách đúng nơi quy định, không để người ngồi trên nóc xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang lưu thông và các hành vi khác quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2005/NĐ-CP, ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
Sở Giao thông-Công chính có kế hoạch xử lý các điểm đen, hoàn thành trong quý 2 năm 2006; đẩy nhanh thi công các công trình giao thông trọng điểm.
5. Sở Giao thông- Công chính phối hợp với Công an thành phố chỉ đạo Thanh tra Sở và lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ tăng cường kiểm tra, kiểm soát về hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại các khu vực chung quanh bến xe, trên các tuyến đường trọng điểm vận chuyển hành khách; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định hiện hành về kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô, về an toàn kỹ thuật phương tiện, về thái độ phục vụ hành khách.
Đối với những vi phạm trong vận tải hành khách (như: chạy quá tốc độ, rượt đuổi nhau trên đường để tranh giành khách, coi thường tính mạng của hành khách, xe khách chở quá tải quy định, nhốt hành khách vào gầm, nóc, sàn xe...), bên cạnh hình thức xử phạt chính theo Nghị định số 152/2005/NĐ-CP, ngày 15 tháng 12 năm 2005, trước mắt, tùy theo mức độ sai phạm của người tham gia giao thông, cho phép người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tạm giữ xe và bằng lái của người điều khiển xe vi phạm trong thời gian 10 ngày nếu vi phạm lần đầu, 20 ngày nếu vi phạm lần 2 và 30 ngày nếu vi phạm lần 3 trở lên.
6. Công an thành phố chủ trì phối hợp Sở Giao thông-Công chính chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy, thanh tra giao thông công chính tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, cả của người đi bộ, đi xe đạp; nhất là các hành vi vi phạm đi vào đường cấm, đi ngược chiều, lấn trái, quá tốc độ, lạng lách vượt đèn đỏ, đi vào làn xe tải, xe tải chở hàng hóa quá tải, xe tải lưu thông ngoài giờ cho phép xe tải hoạt động.
7. Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Giao thông- Công chính tiến hành rà soát nội dung quy định tại Nghị định số 152/2005/NĐ- CP, ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ, đối chiếu tình hình thực tế, đề xuất sửa đổi, bổ sung những hành vi vi phạm và mức xử phạt cho phù hợp với đặc điểm đô thị thành phố Hồ Chí Minh, dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 31 tháng 3 năm 2006.
8. Sở Y tế chủ trì phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố và Ban An toàn giao thông các quận- huyện xây dựng hệ thống trạm sơ cấp cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông, trước mắt ở các địa bàn dọc tuyến Quốc lộ 1A, đường Xuyên Á và các đường vành đai thành phố.
9. Ban an toàn giao thông thành phố chủ trì, phối hợp với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, Sở Văn hóa và Thông tin, Đài phát thanh, Đài truyền hình thành phố kiên trì thực hiện và thường xuyên đổi mới các biện pháp về nội dung và hình thức tuyên truyền thật sự có tác dụng nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi của người dân thành phố trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
10. Ủy ban nhân dân và Ban An toàn giao thông các quận - huyện có kế hoạch phòng chống, làm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn; tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở từng địa bàn dân cư; giải quyết triệt để việc mua bán lấn chiếm trái phép lòng lề đường, vỉa hè, trả lại lề đường, vỉa hè cho người đi bộ và lòng đường cho phương tiện lưu thông.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể chủ động tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú, thiết thực, đặc biệt ở cơ sở phường-xã, thị trấn, trường học, ký túc xá, xí nghiệp, chợ để hỗ trợ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn đạt kết quả cao nhất.
12. Chỉ thị có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện nghiêm chỉnh nội dung các Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị này; tổng hợp báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình nhiệm vụ nói trên cho Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ủy ban nhân dân thành phố cùng với nội dung Báo cáo định kỳ về trật tự an toàn giao thông theo yêu cầu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tại Công văn số 53/UBATGTQG, ngày 17 tháng 02 năm 2006./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 332/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015
- 3 Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Quyết định 3518/QĐ-UBND về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2 Kế hoạch 1836/KH-UBND năm 2015 về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3 Kế hoạch 2105/KH-UBND năm 2013 về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 60 đoạn từ cầu Rạch Miễu đến vòng xoay Tân Thành do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4 Nghị định 152/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- 5 Luật Giao thông đường bộ 2001
- 1 Kế hoạch 2105/KH-UBND năm 2013 về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 60 đoạn từ cầu Rạch Miễu đến vòng xoay Tân Thành do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2 Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Kế hoạch 1836/KH-UBND năm 2015 về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4 Quyết định 332/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015
- 5 Quyết định 3518/QĐ-UBND về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6 Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành