Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2007/CT-UBND

Buôn Ma Thuột, ngày 07 tháng 06 năm 2007

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VÀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong những năm qua, hoạt động hành nghề luật sư và tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả, nhất là đội ngũ luật sư, tư vấn viên pháp luật và các tổ chức hành nghề luật sư, trung tâm tư vấn pháp luật đã được kiện toàn, củng cố, thành lập mới theo hướng phát triển mạnh về số lượng và từng bước đi vào hoạt động ổn định, đáp ứng kịp thời các yêu cầu về tư vấn pháp luật, bào chữa, đại diện cho công dân, tổ chức và các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử ... góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động hành nghề luật sư và tư vấn pháp luật vẫn còn một số tồn tại, đó là: đội ngũ luật sư, tư vấn viên pháp luật tuy có tăng về số lượng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; trình độ, bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp của luật sư và tư vấn viên pháp luật còn hạn chế; việc giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của đội ngũ luật sư, tư vấn viên pháp luật chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong việc hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật; công tác thông tin thống kê, báo cáo không kịp thời; việc thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tư vấn pháp luật cũng chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay.

Đchấn chỉnh tình trạng trên và tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề luật sư và tư vấn pháp luật; đồng thời để triển khai thực hiện tốt Luật Luật sư trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Nâng cao nhận thức pháp luật về luật sư và tư vấn pháp luật cho công dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Đoàn luật sư và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp chủ động phối hợp với STư pháp, các sở, ngành liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến các qui định của pháp luật về luật sư và tư vấn pháp luật, trong đó cần chú trọng những qui định mới của Luật Luật sư. Đảm bảo những nội dung cơ bản của pháp luật về luật sư và tư vấn pháp luật đều được thông tin kịp thi, sâu rộng đến công dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, nghiên cứu chuyên sâu pháp luật luật sư và tư vấn pháp luật cho đi ngũ luật sư, tư vấn viên pháp luật, đảm bảo mọi hoạt động hành nghluật sư và tư vấn pháp luật phải chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng việc hành nghề luật sư và tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh nhằm phá hoại chủ trương, chính sách của Nhà nước, kích động gây rối làm mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, xúi giục nhân dân khiếu kiện vượt cấp, đông người, không có căn cứ pháp luật...

Sở Tư pháp, các sở, ngành liên quan và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp căn cứ vào chức năng, nhim vụ của từng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý, giám sát hoặc phối hợp thực hiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và các trung tâm tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, điều lệ của từng tchức và qui định của pháp luật.

2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Đoàn luật sư trong công tác quản lý, giám sát, kiểm tra đối với luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh.

Đoàn luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các luật sư trên địa bàn tỉnh. Do đó để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo qui định của pháp luật và nâng cao hoạt động quản lý, Đoàn luật sư phải xác định cụ thể trách nhiệm trong quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động của luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo mọi hoạt động của luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư đều phải tuân thủ pháp luật, điều lệ và quy tc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp.

Công tác quản lý, giám sát, kiểm tra đối với luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, đột xuất, để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, điều lệ, quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp trong khi hành nghề luật sư. Khi phát hiện vi phạm, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư phải chủ động kim tra, xác minh, kết luận và xử lý kỷ luật đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư vi phạm. Trong trường hợp hành vi vi phạm của luật sư, tchức hành nghề luật sư vượt quá thẩm quyền, thì Ban Chủ nhiệm Đoàn có trách nhiệm báo cáo và chuyn hồ sơ vi phạm cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, Đoàn luật sư phải có kế hoạch tạo nguồn để phát triển luật sư; thường xuyên tổ chức học tập qui tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư; trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm nâng cao trình độ, bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ luật sư để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn tỉnh.

3. Đề cao vai trò tự quản, tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư.

Các tổ chức hành nghề luật sư chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với tn bộ hoạt động hành nghề, nên người đứng đầu từng tổ chức phải chú trọng và đề cao vai trò tự quản, tự chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động hành nghề của tổ chức và luật sư trong tổ chức mình; quản lý chặt chẽ hoạt động của luật sư, nhân viên của tổ chức; trong hoạt động hành nghề cần có biện pháp để nâng cao tính chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả hoạt động của tổ chức đối với khách hàng.

Việc hành nghề của các tổ chức hành nghề luật sư phải thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của tổ chức; các qui định của pháp luật; quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp và nêu cao ý thức trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội trong mọi hoạt động hành nghề. Các tổ chức hành nghề luật sư phải tôn trọng sự thật và pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, đồng thời phải đảm bảo phục vụ các nhiệm vụ chính trị ở địa phương và có trách nhiệm bảo vệ pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa.

4. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thành lập, quản lý các Trung tâm tư vấn pháp luật.

Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tiếp tục có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong việc thành lập, đăng ký hoạt động và phát triển đi ngũ tư vấn viên pháp luật ở các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức mình theo quy định tại Nghị định 65/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ; đồng thời tăng cưng các biện pháp quản lý, giám sát để các Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động đúng điều lệ và quy định của pháp luật.

Trung tâm tư vấn pháp luật chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức chủ quản trực tiếp về mọi hoạt động của Trung tâm. Do đó, các tổ chức chủ quản cần tạo điều kiện thun lợi để Trung tâm tư vấn pháp luật đề cao vai trò tự quản, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tư vấn pháp luật của mình; đảm bảo mọi hoạt động của Trung tâm phải chấp hành nghiêm chỉnh qui định của pháp luật. Trong hoạt đng các Trung tâm cần tăng cường các biện pháp để mở rộng phạm vi, đối tượng phục vụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí phục vụ yêu cầu của thành viên của tchức và các đối tượng xã hội khác.

Các tchức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp có trách nhiệm huy động mọi nguồn lực để đảm bảo bố trí đủ cán bộ, nhân viên, kinh phí, phương tiện, điều kiện làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của Trung tâm và đội ngũ tư vấn viên pháp luật, nhân viên. Hàng năm, chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ tư vấn cho các Tư vấn viên pháp luật và nhân viên các Trung tâm.

5. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề luật sư và tư vấn pháp luật.

y ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Tư pháp trực tiếp thực hiện và tham mưu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh trong quản lý nhà nước về hành nghề luật sư và tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Luật sư và Điều 25 Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/2/2007, khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Nghị định số 65/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003, trong đó cần chú trọng các nhiệm vụ sau đây:

- Thường xuyên tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động hành nghề luật sư và tư vấn pháp luật theo đúng chủ trương cải cách tư pháp, đúng pháp luật, đảm bảo phục vụ kịp thời các yêu cầu của công dân, tổ chức và nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

- Phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp đề ra các biện pháp đẩy mạnh công tác phát triển luật sư, tư vấn viên pháp luật của tỉnh; đồng thời tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để xây dựng đội ngũ luật sư, tư vấn viên pháp luật có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp và kỹ năng tác nghiệp cao đủ sức đáp ứng nhu cầu về tư vấn pháp luật và bào chữa, đại diện cho công dân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên tchức thanh tra, kim tra việc chấp hành pháp luật đối với tổ chức, hoạt động Đoàn luật sư, tchức hành nghề luật sư và các Trung tâm tư vấn pháp luật. Qua thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện các hành vi vi phạm thì trực tiếp xử lý vi phạm và đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.

6. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo, thống kê:

Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và các Trung tâm tư vấn pháp luật phải thực hiện đy đủ, nghiêm túc và kịp thời chế độ báo cáo thống kê về tình hình tchức và hoạt động định kỳ theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Các tổ chức hành nghề luật sư không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ về tình hình tchức hoạt động thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ.

Nhận được Chỉ thị này, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và các Trung tâm tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo kết quả với UBND tỉnh để chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- VP Chính phủ;
-
Bộ Tư pháp;
- Cục K.TVB - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT- UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ngành, đoàn thể ở tỉnh;
- Đoàn LS, Hội LG,TCHNLS,TTTVPL;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, Phó VP UBND tỉnh;
-
Lđ VP; Trung tâm tin học;
-
Lưu VT, NC, Các BP ng,c; (95b)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lữ Ngọc Cư