ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND | Long An, ngày 15 tháng 04 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Qua 06 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 13/11/2006 của Tỉnh ủy (khóa VIII) về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp đã đạt được kết quả khá toàn diện từ việc triển khai, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trên các lĩnh vực cải cách thể chế hành chính; cải cách thủ tục hành chính; kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hiện đại hóa hành chính nhà nước. Công tác cải cách hành chính (CCHC) đã có sự tập trung vào những vấn đề trọng tâm, bức xúc, từng bước khắc phục các yếu kém, bất cập của hệ thống hành chính. Tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước được nâng lên; các giải pháp cải cách lề lối, phương thức vận hành, hiện đại hóa nền hành chính và tài chính công mang lại hiệu quả ngày càng rõ nét; công tác rà soát, hệ thống hóa thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức, công dân. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có chuyển biến về nhận thức trong tác phong, ngôn phong và thái độ phục vụ nhân dân. Các thủ tục hành chính từng bước được đơn giản hóa, mẫu hóa và niêm yết công khai đầy đủ... tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định như: một bộ phận cán bộ công chức, viên chức chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền theo Nghị quyết 02-NQ/TU của Tỉnh ủy; tinh thần, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa cao, khả năng tác nghiệp chuyên môn độc lập chưa tốt; còn biểu hiện nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức, công dân. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính chưa đảm bảo tiến độ, yêu cầu, mục tiêu của chương trình, kế hoạch đề ra; quá trình thực hiện chưa sơ kết, đánh giá để khắc phục kịp thời những hạn chế, khuyết điểm...
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2014, lần đầu tiên Bộ Nội vụ đã công bố kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2012 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo Thông báo số 338/BNV-CCHC ngày 27/01/2014 của Bộ Nội vụ về kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2012 (PAR INDEX 2012), tỉnh Long An được xếp vào nhóm Khá, đạt 79,96/100 điểm, thứ hạng 20/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (tính theo tiêu chí và tiêu chí thành phần được quy định tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án xác định Chỉ số CCHC của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cụ thể như sau:
1. Chỉ đạo, điều hành CCHC (tối đa 14 điểm) | |||
Tự chấm của tỉnh (9 điểm) | Thẩm định của Bộ Nội vụ (9 điểm) | Điều tra xã hội học (5 điểm) | |
8,75/9 điểm | 8,75/9 điểm | 4,06/5 điểm | |
2. Xây dựng và thực hiện thực hiện VBQPPL (tối đa 10 điểm) | |||
Tự chấm (7 điểm) | Thẩm định (7 điểm) | Điều tra xã hội học (3 điểm) | |
7/7 điểm | 4,50/7 điểm | 2,26/3 điểm | |
3. Cải cách TTHC (tối đa 10 điểm) | |||
Tự chấm (10 điểm) | Thẩm định (10 điểm) |
| |
9,75/10 điểm | 9,75/10 điểm |
| |
4. Cải cách tổ chức bộ máy (tối đa 12,5 điểm) | |||
Tự chấm (6,5 điểm) | Thẩm định (6,5 điểm) | Điều tra xã hội học (6 điểm) | |
6,5/6,5 điểm | 6,5/6,5 điểm | 5,01/6 điểm | |
5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (tối đa 14,5 điểm) | |||
Tự chấm (10 điểm) | Thẩm định (10 điểm) | Điều tra xã hội học (4,5 điểm) | |
7,25/10 điểm | 5,75/10 điểm | 3,27/4,5 điểm | |
6. Đổi mới cơ chế tài chính (tối đa 13 điểm) | |||
Tự chấm (3 điểm) | Thẩm định (3 điểm) | Điều tra xã hội học (10 điểm) | |
3/3 điểm | 3/3 điểm | 8,12/10 điểm | |
7. Hiện đại hóa hành chính (tối đa 12,5 điểm) | |||
Tự chấm (8,5 điểm) | Thẩm định (8,5 điểm) | Điều tra xã hội học (4 điểm) | |
4,75/8,5 điểm | 5/8,5 điểm | 2,73/4 điểm | |
8. Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông (tối đa 13,5 điểm) | |||
Tự chấm (7,5 điểm) | Thẩm định (7,5 điểm) | Điều tra xã hội học (6 điểm) | |
6,25/7,5 điểm | 6,25/7,5 điểm | 5,02/6 điểm | |
CHỈ SỐ CCHC NĂM 2012 (PAR INDEX 2012) TỈNH LONG AN | |||
Tổng điểm tự chấm của tỉnh (62 điểm) | Thẩm định của Bộ Nội vụ (62 điểm) | Điều tra xã hội học (38 điểm) | Tổng điểm (100) |
53,25/62 điểm | 49,50/62 điểm | 30,46/38 điểm | 79,96/100 điểm |
Kết quả nêu trên cho thấy các cấp, các ngành trong tỉnh cần phấn đấu nhiều hơn nữa. Để phát huy kết quả đạt được, nghiêm túc khắc phục những tồn tại, yếu kém của năm 2012, quyết tâm thực hiện nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các Sở ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong thời gian tới như sau:
1. Tiếp tục quán triệt thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 13/11/2006 của Tỉnh ủy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ.
Rà soát tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, giai đoạn 2011-2015 của tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 348/QĐ-UBND tỉnh ngày 30/01/2012, Quyết định số 829/QĐ-UBND ngày 15/3/2012 của UBND tỉnh) và Kế hoạch năm 2014 (ban hành kèm theo Quyết định số 4353/QĐ-UBND ngày 11/12/2013 của UBND tỉnh), nhất là đối với các cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ.
Đồng thời, đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc quan trọng: thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; rà soát thủ tục hành chính; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm tra cải cách hành chính.
2. Tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về quy định hành chính theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.
3. Thực hiện tốt việc niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục hành chính thuộc các ngành, lĩnh vực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thay thế theo Quyết định của UBND tỉnh; công khai mức phí, lệ phí và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực thủ tục hành chính theo đúng quy định của pháp luật để tổ chức, công dân biết, giám sát, thực hiện.
4. Tiếp tục rà soát, bổ sung các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan đầu mối với các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông.
Đối với các cơ quan, đơn vị được giao làm đầu mối thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông (quy định tại Điều 6, đính kèm Phụ lục 4, Phụ lục 5, Phụ lục 6 của Quyết định số 54/2013/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND tỉnh) khẩn trương rà soát lại quy định, quy trình (nếu đã ban hành), trường hợp chưa ban hành thì rà soát tham mưu UBND tỉnh (đối với các Sở ngành tỉnh là đầu mối liên thông); Phòng Nội vụ phối hợp với các phòng chuyên môn tham mưu UBND cấp huyện ban hành quy định, quy trình liên thông để tổ chức thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp.
5. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
6. Tiếp tục thực hiện Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ công chức (ban hành kèm theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ) nhất là việc xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, viên chức ở từng cơ quan, đơn vị; thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ công chức, viên chức hàng năm theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
7. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức cấp cơ sở, đảm bảo 100% cán bộ công chức đạt chuẩn về chuyên môn.
8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, gắn với áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, nhất là trong công tác tiếp nhận, theo dõi, giải quyết và trả kết quả thủ tục, hồ sơ hành chính.
9. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong thực hiện công tác cải cách hành chính.
10. Duy trì thực hiện Quyết định số 2255/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 về Bộ chỉ số đánh giá, phân loại kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính đối với các Sở ngành tỉnh và UBND cấp huyện gắn với quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh về thực hiện công tác cải cách hành chính.
11. Sở Nội vụ làm đầu mối theo dõi, tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này. Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm triển khai thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương (bao gồm UBND cấp xã), báo cáo kết quả định kỳ quý, 6 tháng, năm đúng thời gian quy định, gửi Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 15/2014/CT-UBND tăng cường, đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3 Kế hoạch 63/KH-UBND tuyên truyền công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014
- 4 Quyết định 501/QĐ-UBND về Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 5 Quyết định 149/QĐ-UBND Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Yên Bái năm 2014
- 6 Công văn 338/BNV-CCHC năm 2014 báo cáo kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2012 (PAR INDEX 2012) do Bộ Nội vụ ban hành
- 7 Quyết định 2273/QĐ-UBND năm 2013 về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2014 của tỉnh Bắc Kạn
- 8 Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
- 9 Nghị định 117/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước
- 10 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 11 Quyết định 1294/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Đề án "Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 12 Quyết định 1557/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Chính phủ ban hành
- 14 Nghị định 96/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- 15 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 16 Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính
- 17 Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 18 Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 19 Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- 20 Chỉ thị 14/2003/CT-UB về tăng cường sự lãnh chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở, ngành tỉnh đối với công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1 Quyết định 149/QĐ-UBND Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Yên Bái năm 2014
- 2 Kế hoạch 63/KH-UBND tuyên truyền công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014
- 3 Chỉ thị 15/2014/CT-UBND tăng cường, đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Quyết định 2273/QĐ-UBND năm 2013 về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2014 của tỉnh Bắc Kạn
- 5 Quyết định 501/QĐ-UBND về Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 7 Chỉ thị 14/2003/CT-UB về tăng cường sự lãnh chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở, ngành tỉnh đối với công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre