ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND | Bình Định, ngày 15 tháng 7 năm 2019 |
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Qua 02 năm triển khai thực hiện Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước, nhìn chung nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và của địa phương về hoạt động phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đã được nâng lên rõ rệt; các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh đã công bố bằng văn bản thông tin của người phát ngôn/người được ủy quyền phát ngôn, phát huy tương đối hiệu quả vai trò của người phát ngôn/người được ủy quyền phát ngôn trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động, kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí về những vụ việc xảy ra liên quan đến đơn vị mình để phản ánh đúng bản chất sự việc và định hướng dư luận xã hội; chưa chủ động xử lý hoặc đề nghị xử lý, cải chính khi phát hiện các báo đăng tải không đúng sự thật; chậm cung cấp thông tin và phản hồi thông tin làm rõ vụ việc mà báo chí đã đăng tải; còn hiện tượng né tránh hoặc gây khó khăn trong việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí... Việc chủ động phối hợp với báo chí để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế.
Để nghiêm túc thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; đồng thời, nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố
a. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật Báo chí năm 2016 và Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước. Nghiêm túc rút kinh nghiệm, có giải pháp khắc phục ngay những tồn tại trong thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trong thời gian qua.
b. Thực hiện rà soát, cử người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí phải đảm bảo đúng đối tượng theo quy định; cung cấp thông tin về người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn cho Sở Thông tin và Truyền thông, đồng thời phải đăng tải thông tin này trên Cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương. Khi thay đổi người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn phải có văn bản thông báo gửi Sở Thông tin và Truyền thông và công bố công khai trên Cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương. Người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn thực hiện đầy đủ quyền, trách nhiệm theo quy định; tích cực phối hợp, cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí tiếp cận nguồn thông tin chính xác, kịp thời, không được để xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
c. Đối với những vụ việc nghiêm trọng, thu hút sự quan tâm, theo dõi của dư luận xã hội, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn của cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra và trong quá trình xử lý vụ việc phải thường xuyên phối hợp, cung cấp thông tin cho báo chí để kịp thời định hướng dư luận và ổn định tình hình. Việc phát ngôn và cung cấp thông tin phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật trong quá trình điều tra, xử lý. Đối với vụ việc mang tính nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều sở, ngành, đơn vị, địa phương thì cơ quan nào được giao chủ trì xử lý thì trong quá trình xử lý, phải thực hiện đảm bảo thường xuyên việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; đồng thời, chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông để thực hiện xử lý thông tin, tổng hợp báo cáo, tham mưu cơ quan có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo giải quyết.
d. Thường xuyên nắm bắt thông tin, tổ chức kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh và thực hiện giải quyết, xử lý theo thẩm quyền. Nếu phát hiện cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín hoặc gây hiểu nhầm thì phải thực hiện phản hồi ngay bằng văn bản đến cơ quan báo chí theo quy định tại Điều 43 Luật Báo chí năm 2016 và Khoản 6 Điều 4 Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ; đồng gửi Sở Thông tin và Truyền thông để theo dõi, tổng hợp.
e. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức họp báo (định kỳ, đột xuất) để cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề, sự kiện lớn, những chương trình, dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý nhằm tạo sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện. Trước khi tổ chức họp báo, phải có văn bản thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông theo đúng quy định.
f. Khi các cơ quan báo chí đến làm việc, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần yêu cầu phóng viên xuất trình thẻ nhà báo hoặc giấy giới thiệu của cơ quan báo chí do lãnh đạo cơ quan báo chí ký có ghi rõ tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu đến làm việc và nội dung, thời gian làm việc cụ thể. Khi phát hiện dấu hiệu giả mạo giấy tờ, giả danh nhà báo, phóng viên báo chí; các cơ quan, đơn vị, địa phương cần thông báo kịp thời cho cơ quan Công an, Sở Thông tin và Truyền thông để phối hợp kiểm tra, xử lý.
g. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tích cực phối hợp tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí tác nghiệp; chủ động theo dõi, kiểm tra, xác minh và phản hồi thông tin báo chí theo quy định; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông phổ biến, hướng dẫn các quy định liên quan đến công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; bồi dưỡng kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với Người phát ngôn của UBND các xã, phường, thị trấn; hỗ trợ UBND các xã, phường, thị trấn chưa có Trang thông tin điện tử thực hiện đăng tải thông tin định kỳ để cung cấp thông tin cho báo chí.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí; tổ chức kiểm tra, rà soát các điều kiện đặt hoạt động văn phòng đại diện, cử phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí.
b. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hướng dẫn triển khai thực hiện việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, đặc biệt trong các trường hợp đột xuất, bất thường, các sự kiện lớn của tỉnh. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị này.
c. Rà soát danh sách người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn và kịp thời cung cấp cho Văn phòng UBND tỉnh để cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh theo quy định.
d. Tổ chức và phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo các lớp bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ cho đối tượng người phát ngôn của các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tỉnh; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; trang bị kiến thức về báo chí, tiếp xúc và trả lời báo chí cho Người phát ngôn UBND cấp xã.
đ. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
e. Tổ chức sơ kết, tổng kết; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, nhận xét, đánh giá công tác phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
a. Định kỳ hàng tháng, thực hiện cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh theo quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
b. Định kỳ hàng quý, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh với các cơ quan báo chí.
c. Chỉ đạo Trung tâm Tin học - Công báo (đơn vị quản lý Cổng Thông tin điện tử tỉnh) đăng tải danh sách người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn và kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh theo quy định.
4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
a. Chủ trì nhận xét, đánh giá đối với các cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí trong việc thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng về hoạt động báo chí; về định hướng chính trị, tư tưởng trong nội dung thông tin của các cơ quan báo chí; về sự phối hợp của các cơ quan chỉ đạo, quản lý với các cơ quan chủ quản báo chí...
b. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác chỉ đạo, định hướng nội dung thông tin tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
a. Tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam đối với hội viên Hội Nhà báo tỉnh; đồng thời có trách nhiệm kiểm tra và xử lý đối với các trường hợp vi phạm.
b. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí cho người phát ngôn.
6. Các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh
a. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích được ghi trong Giấy phép hoạt động báo chí; quản lý chặt chẽ hoạt động của đội ngũ phóng viên, cộng tác viên trên địa bàn tỉnh; không để xảy ra tình trạng lợi dụng danh nghĩa báo chí để hoạt động sai tôn chỉ, mục đích, vi phạm pháp luật.
b. Các nhà báo, phóng viên của các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh cần thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Khi làm việc với cơ quan, tổ chức phải xuất trình thẻ nhà báo hoặc giấy giới thiệu của cơ quan báo chí. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm về việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí hoặc phát hiện trường hợp lợi dụng danh nghĩa, giả mạo nhà báo/phóng viên cần thông báo cho cơ quan Công an, Sở Thông tin và Truyền thông để phối hợp xử lý; tham gia đầy đủ các hội nghị giao ban báo chí; thực hiện tốt chế độ báo cáo, trao đổi, chia sẻ và xử lý thông tin trong hoạt động báo chí.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 21/2018/QĐ-UBND về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội
- 2 Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Quyết định 1430/QĐ-UBND quy định về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3 Quyết định 10/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 41/2013/QĐ-UBND về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4 Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước
- 5 Luật Báo chí 2016
- 1 Quyết định 10/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 41/2013/QĐ-UBND về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Quyết định 1430/QĐ-UBND quy định về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3 Quyết định 21/2018/QĐ-UBND về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội
- 4 Quyết định 32/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 02/2008/QĐ-UBND về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5 Kế hoạch 315/KH-UBND năm 2021 thực hiện công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình dịch, bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố Hà Nội