ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND | Vĩnh Long, ngày 16 tháng 5 năm 2019 |
Tiếp nối đà tăng trưởng của cuối năm 2018 và những nỗ lực của các ngành, các cấp trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đầu năm 2019, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh các tháng đầu năm tiếp tục phục hồi và phát triển khá tốt, hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tình hình sản xuất của người dân, doanh nghiệp vẫn còn những khó khăn nhất định như: năng suất lúa giảm, tình hình tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn; dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp; số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động cao hơn cùng kỳ năm trước; công tác cải thiện môi trường kinh doanh, khởi nghiệp, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi lên loại hình doanh nghiệp của các ngành, địa phương thực hiện còn chậm.
Để phấn đấu hoàn thành đạt và vượt mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đã đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực thi phương châm hành động của Chính phủ là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bức phá, hiệu quả”; đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong các tháng còn lại của năm 2019 như sau:
Các sở ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục:
1. Không được chủ quan trong công tác chỉ đạo điều hành; theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, trong tỉnh; bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ tại Quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 18/01/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ và Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ. Từ đó, xây dựng, triển khai nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, lĩnh vực, địa phương nhằm thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, giải quyết tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách quyết liệt, hiệu quả hơn, góp phần củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tham gia, đồng hành cùng chính quyền phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2019 đã đề ra.
2. Tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách, đặc biệt các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa; phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 đạt từ 95% trở lên.
3. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 320/TTg-KSTT ngày 15/3/2019 và chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp theo Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế
a) Các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Rà soát tiến độ xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chương trình, đề án, quy định,… được giao theo Quyết định 2498/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Quyết định số 2798/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chủ động nghiên cứu, tham mưu xây dựng mới hoặc bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách, chương trình, đề án,… để tạo ra những chuyển biến về chất, có tính đột phá trong phát triển các loại thị trường lao động, bất động sản, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe,… góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực, địa phương trong tỉnh phát triển bền vững.
Trước tháng 7 năm 2019, các đơn vị phải hoàn tất việc rà soát và tham mưu cấp có thẩm quyền bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch. Đối với các quy hoạch còn hiệu lực, các cơ quan, đơn vị phải công khai thông tin quy hoạch cho doanh nghiệp và người dân theo quy định, trong đó chú trọng đăng tải thông tin quy hoạch trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị. Chủ động thực hiện và tham mưu cấp thẩm quyền triển khai các nhiệm vụ theo Luật Quy hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật, quy định có liên quan đến quy hoạch.
b) Sở Tư pháp
Tăng cường kiểm soát chất lượng, nâng cao hiệu quả thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, giảm thủ tục hành chính. Thực hiện nghiêm thời hạn thẩm định và cho ý kiến phối hợp trong xây dựng thể chế.
Tập trung rà soát, kiểm tra, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn liên quan đến lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Triển khai kịp thời, đầy đủ các cơ chế, chính sách của trung ương và địa phương về đầu tư kinh doanh. Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các dự thảo: (1) Nghị quyết về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh; (2) Quyết định về Danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; (3) Quyết định định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình thuộc dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; (4) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh (trong đó lưu ý nghiên cứu lồng ghép chính sách về vốn cấp bù lãi suất hỗ trợ cho các dự án và mức vốn sử dụng ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn).
Thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh quyết định hoặc kiến nghị trung ương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong áp dụng các TTHC, các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, đặc biệt các quy định chưa phù hợp trong thực tiễn triển khai các dự án đầu tư có quy mô lớn, dự án FDI, dự án phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Nghiên cứu tham mưu triển khai hiệu quả Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
d) Sở Tài chính
Theo dõi, kịp thời tham mưu UBND tỉnh triển khai các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý rủi ro, Thông tư hướng dẫn cơ chế xử lý tài chính, Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí NSNN hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa).
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường
Khẩn trương, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: (1) Nghị quyết về việc điều chỉnh bảng giá đất năm 2015, (2) Nghị quyết về việc thông qua danh mục công trình, dự án cần thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế hỗ trợ, dành quỹ đất trong các khu, cụm công nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai, tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tập trung rà soát, điều chỉnh đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết ban hành chính sách hỗ trợ tái chứng nhận sản phẩm an toàn trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; rà soát các chính sách hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn.
a) Các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Triển khai quyết liệt, hiệu quả Kế hoạch, Chương trình hành động của cơ quan, đơn vị thực hiện Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Tiếp tục rà soát, phân tích sâu những tồn tại, hạn chế theo kết quả công bố Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số cải cách hành chính tỉnh (PAR index) năm 2018, từ đó tập trung chỉ đạo cải thiện điểm số các chỉ số thành phần liên quan đến từng ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý. Phấn đấu năm 2020 đạt kết quả các chỉ số bằng hoặc cao hơn năm 2019.
Thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiêp để kịp thời đề xuất, phối hợp các đơn vị liên quan hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các điều kiện kinh doanh không cần thiết nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp theo Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 23/4/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP, ngày 09/11/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Tập trung sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy tổ chức các sở, ngành theo quyết định của UBND tỉnh, đảm bảo duy trì hiệu quả quản lý nhà nước và không ảnh hưởng đến việc người dân, doanh nghiệp đến liên hệ công tác.
Rà soát, hỗ trợ các dự án chậm về thủ tục đầu tư, trong đó từng ngành, từng địa phương tăng cường đôn đốc, chủ động trong phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết những khó khăn vướng mắc liên quan đến ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý. Đặc biệt là đối với các dự án lớn, đang vướng về quy hoạch, thu hồi, bồi hoàn đất.
Tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 13 xã giảm tiêu chí và 6 xã đăng ký đạt chuẩn trong năm 2019, trong đó chú trọng 2 tiêu chí số 10 (về thu nhập) và số 13 (về hình thức tổ chức sản xuất).
Tăng cường tuyên truyền chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm tự phòng ngừa; chủ động sẵn sàng các phương tiện PCCC không để xảy ra cháy nổ vào mùa khô.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trong năm 2019, nghiên cứu tham mưu đổi mới phương thức tiếp xúc, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp theo hướng mở hoặc phối hợp với các Hiệp hội, Hội ngành nghề tổ chức hội thảo, đối thoại chuyên đề về chuỗi giá trị hàng hóa, logistic, về thực hiện quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư thương mại,… theo từng quý để tháo gỡ khó khăn của từng nhóm doanh nghiệp; làm đầu mối theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện giải quyết theo kết luận của lãnh đạo tỉnh tại các kỳ gặp gỡ, đối thoại.
Mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới thành lập trong 2 năm đầu, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn. Trong đó, phối hợp các đơn vị có liên quan chủ động, đổi mới phương thức hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực về tài chính, đất đai, công nghệ, nhân lực; cải thiện, nâng cao năng lực quản trị, hoạch định chiến lược,...
Phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị định số 38/2018/NĐ-CP, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, phát triển trên nền tảng sử dụng tài nguyên bản địa.
Phối hợp các sở ngành xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai đồng bộ các định hướng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đào tạo đội ngũ giảng viên nguồn cho công tác khởi nghiệp tại các Trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức hội thảo chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm khởi nghiệp ở các mô hình kinh doanh có hiệu quả từ các doanh nhân thành đạt; tạo điều kiện cho các hiệp hội giao lưu với các đối tượng khởi nghiệp. Tổ chức hội thi ý tưởng khởi nghiệp, giới thiệu những tập thể, cá nhân có thành tích cao tham gia cuộc khi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp cấp khu vực; tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh tốt phát triển thành các dự án kinh doanh khả thi. Hỗ trợ triển khai trên thực tế các mô hình đạt giải tại các cuộc thi khởi nghiệp.
Chuẩn bị tốt các nội dung, tham mưu tổ chức thành công, hiệu quả hội thảo công tác xúc tiến đầu tư năm 2019. Rà soát, đôn đốc các địa phương hỗ trợ, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển sang loại hình doanh nghiệp theo kế hoạch; có giải pháp giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động từ 30% - 50%.
c) Sở Khoa học và Công nghệ
Tập trung thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025. Tăng cường thông tin, tuyên truyền hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Long, thiết lập kênh thông tin thu thập nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong tỉnh.
Rà soát, nâng cấp, phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị trường đối với sản phẩm đạt giải trong các cuộc thi khởi nghiệp của tỉnh. Hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học công nghệ, xem doanh nghiệp là trung tâm đổi mới, sáng tạo.
d) Sở Xây dựng, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh
Hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục cấp phép xây dựng; Nghiên cứu đơn giản hóa các thủ tục, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, cấp chứng chỉ năng lực, cấp phép xây dựng.
đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long
Thực hiện các biện pháp đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung tăng trưởng tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên; trong đó chú trọng vốn tín dụng thực hiện thu mua dự trữ lúa gạo và hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 06/3/2019 của UBND tỉnh; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đẩy mạnh thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ, ngành nghề phù hợp tại các vùng bị tác động, ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án Chương trình phát triển “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2018 - 2020”; các chương trình, đề án nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, hợp tác xã điểm, phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống; các dự án xây dựng vùng sản xuất rau màu quy mô lớn theo hướng GAP, hỗ trợ phát triển các mô hình chăn nuôi, mô hình chuỗi liên kết và tiêu thụ cam sành, khoai lang, lúa, trứng vịt,… Phấn đấu tăng trưởng khu vực nông nghiệp 6 tháng đạt 2,6%, cả năm 2019 đạt 2,5%.
Chủ động giám sát chặt chẽ công tác tiêu độc, khử trùng, xử lý ổ dịch; kịp thời phát hiện sớm các trường hợp heo mắc bệnh trên địa bàn tỉnh để xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng. Đẩy mạnh công tác tiêm phòng, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, bệnh tai xanh, bệnh lở mồm long móng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/3/2019 và Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 08/3/2019 của UBND tỉnh.
Phối hợp Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo dõi sát tình hình giá cả thị trường để hạn chế mức giảm giá thịt heo quá sâu, đồng thời tránh tình trạng tăng giá quá cao khi nguồn thịt heo chưa đủ cung cấp cho thị trường; chuẩn bị cung ứng đủ giống phục vụ tái đàn sau dịch bệnh.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác dự báo về tình hình thời tiết, khí hậu, chủ động xây dựng, triển khai các phương án, kịch bản ứng phó với những diễn biến thời tiết cực đoan như hạn hán, bão lũ, xâm nhập mặn. Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp phòng, chống hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
c) Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với ngành nông nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí thông tin kịp thời về diễn biến và nguy cơ dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi nhằm giúp người chăn nuôi nắm vững về bệnh, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả
heo Châu Phi; khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thịt heo có nguồn gốc rõ ràng, đã được cơ quan ngành thú y kiểm dịch; định hướng thông tin giúp người dân hiểu đúng, có cách phòng tránh và không quay lưng với thịt heo.
d) Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Tiếp tục phát huy vai trò trong việc xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; đẩy mạnh, đổi mới phương thức tuyên truyền, truyền thông chủ trương, chính sách pháp luật hợp tác xã, lợi ích của hợp tác xã mang lại cho thành viên để nâng cao nhận thức của người dân, các cấp, các ngành về hợp tác xã kiểu mới.
đ) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Tập trung triển khai thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả heo Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về các biện pháp phòng bệnh, kiểm tra xử lý các điểm giết mổ gia súc trái phép trên địa bàn, tuyên truyền người dân không kinh doanh, tiêu thụ thịt heo, sản phẩm từ thịt heo không rõ nguồn gốc.
Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành của tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi theo các tình huống.
Tăng cường phối hợp, kiểm tra tại các tuyến đường nhỏ liên thông với các tỉnh giáp ranh (ngoài tuyến quốc lộ), để hạn chế tối đa việc vận chuyển heo bệnh và sản phẩm thịt heo bệnh, không rõ nguồn gốc từ các tỉnh khác đưa về tỉnh Vĩnh Long để tiêu thụ.
Phối hợp với các sở, ngành tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, xử lý có hiệu quả các sự cố thiên tai và cứu hộ, cứu nạn. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đê bao, thủy lợi nội đồng khép kín theo kế hoạch, đặc biệt là những đoạn đê xung yếu có nguy cơ sạt lở, vỡ do triều cường. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, các hoạt động của thượng nguồn sông Mekong để chủ động có các biện pháp hỗ trợ các địa phương, người dân trong tỉnh bảo vệ sản xuất, khắc phục hậu quả do mưa lớn, lốc xoáy, sạt lở bờ sông, lũ lụt, triều cường, hạn hán, xâm nhập mặn.
a) Sở Công Thương
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành công thương gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Chủ động, quyết liệt trong hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏ và vừa đổi mới công nghệ và thiết bị. Tập trung giải quyết các khó khăn vướng mắc trong phát triển các cụm công nghiệp và các dự án công nghiệp trọng điểm có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chú trọng công tác phối hợp giữa các sở, ngành địa phương đẩy nhanh tiến độ các dự án cụm công nghiệp Tân Bình, Tân Quới, Phú An, CCN thành phố Vĩnh Long và dự án Trang trại bò sữa Vinamilk, Khu thương mại dịch vụ Mỹ Thuận,... Phấn đấu Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng tăng 9,3% và cả năm 2019 tăng 9,5%.
Rà soát, hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh nội thương và xuất khẩu. Trong đó, chú trọng hỗ trợ đối với các dịch vụ, sản phẩm có tính chất mùa vụ; tăng cường hỗ trợ các hoạt động liên kết giữa người dân và doanh nghiệp để tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo và các loại nông sản chế biến khác.
b) Sở Xây dựng
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, giải pháp để thúc đẩy phát triển nhà ở tại khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân lao động tại các Khu công nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành để phát triển nhà ở xã hội.
Triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 01/3/2019 của UBND tỉnh, tăng cường quản lý nhà nước, thường xuyên thanh kiểm tra trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng và thị trường bất động sản, đảm bảo việc xây dựng công trình nhà ở phải phù hợp theo quy hoạch, thúc đẩy phát triển đô thị và nông thôn; không để hình thành mới những khu dân cư tự phát, không đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Theo dõi, rà soát tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn của các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, các chủ đầu tư; đến ngày 30/6/2019, các dự án chưa giải ngân (vốn ngân sách địa phương), tham mưu đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh giảm 50% kế hoạch vốn để tập trung hoàn thiện các thủ tục và triển khai thực hiện giải ngân số vốn còn lại; đến ngày 30/9/2019, các dự án giải ngân đạt dưới 50% kế hoạch vốn được giao đầu năm, rà soát tham mưu điều chỉnh giảm kế hoạch theo khả năng thực hiện và giải ngân; đồng thời không bố trí kế hoạch vốn năm 2020 để tập trung thực hiện hết phần vốn kế hoạch năm 2019 kéo dài sang năm 2020.
Phối hợp Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh rà soát các nguồn vốn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung các nguồn vốn vượt thu, kết dư (nếu có) để hoàn trả các khoản tạm ứng ngân sách, bố trí vốn bổ sung thực hiện các công trình cấp bách, các công trình có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành; đối ứng các dự án sử dụng ngân sách trung ương hỗ trợ; thanh toán khối lượng hoàn thành, bổ sung vốn các công trình chưa cân đối vốn được ngay từ đầu năm.
Tham mưu Ban Chỉ đạo xây dựng cơ bản tỉnh họp định kỳ đánh giá tình hình thực hiện, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân cũng như giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện kế hoạch vốn.
Rà soát, tháo gỡ khó khăn, đôn đốc, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư trong và sau Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018. Quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án kinh doanh có hiệu quả và các dự án mới đưa vào vận hành tiếp tục mở rộng đầu tư, nâng cao công suất, đặc biệt là các dự án mới đi vào hoạt động cuối năm 2018 và đầu năm 2019 đến nay.
a) Sở Công Thương
Tập trung chỉ đạo, phối hợp tốt với các đơn vị liên quan trong và ngoài tỉnh tổ chức thành công, hiệu quả Hội chợ thương mại; Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ IV và tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tăng cường các hoạt động kết nối giao thương và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ tại các thị trường trọng điểm trong nước và xuất khẩu. Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, đặc biệt là các mặt hàng nông sản xuất khẩu đang phục hồi tốt trong các tháng đầu năm 2019. Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 470 triệu USD.
Tiếp tục tuyên truyền để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin và tận dụng tốt các cơ hội từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới (CPTPP, FTA, EVFTA,...). Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cho các doanh nghiệp, ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa để tận dụng các cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do.
Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu; chỉ đạo triển khai tích cực Chương trình bình ổn thị trường góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát (CPI bình quân dưới 4%).
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp Sở Công Thương tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, đặc biệt là tổ chức Festival lúa gạo trên địa bàn tỉnh. Chú trọng xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, thiết kế sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm và tăng cường năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gia tăng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Rà soát cung cầu thị trường, kịp thời thông tin định hướng cho người dân trong sản xuất, xuất khẩu các loại nông sản sang thị trường Trung Quốc.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết 01-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển du lịch. Tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng như du lịch công vụ, du lịch cộng đồng, du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; du lịch vui chơi giải trí, trình diễn nghệ thuật. Phấn đấu thu hút khoảng 1,4 triệu lượt khách du lịch trong năm 2019.
Đổi mới và đa dạng hóa phương thức xúc tiến du lịch; tăng cường xúc tiến du lịch thông qua việc khuyến khích, phối hợp với các công ty lữ hành quốc tế trải nghiệm du lịch trên địa bàn. Tích cực tham gia cùng các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang xây dựng đề án phát triển du lịch Tiểu vùng duyên hải phía đông ĐBSCL.
Tăng cường hợp tác mở các lớp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, cơ sở du lịch, gồm nhân lực quản lý, quản trị và lao động nghề. Biên soạn tài liệu và tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền phát triển du lịch cộng đồng, lan truyền và nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng.
Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai quán triệt đầy đủ, lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị này vào chương trình, kế hoạch công tác của ngành, địa phương trong các tháng còn lại của năm 2019; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập trung cụ thể hóa và thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Định kỳ lồng ghép kết quả thực hiện Chỉ thị này vào báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 04/CT-UBND về giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2 Quyết định 922/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 139/NQ-CP Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3 Chỉ thị 07/CT-UBND về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng năm 2019 do thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
- 5 Quyết định 666/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6 Công văn 320/TTg-KSTT năm 2019 thực hiện cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về tăng cường, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tách thửa đất, hợp thửa đất để hình thành các khu dân cư tự phát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8 Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2019 về triển khai đồng bộ giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn Châu phi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 do Chính phủ ban hành
- 10 Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
- 11 Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 12 Nghị định 34/2018/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chính phủ ban hành
- 13 Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2018 về triển khai thi hành Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 14 Quyết định 2798/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 15 Luật Quy hoạch 2017
- 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
- 17 Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Quyết định 2498/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 19 Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Điều 1 của Quyết định 1553/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Điều 1 của Quyết định 1553/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Chỉ thị 07/CT-UBND về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng năm 2019 do thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Chỉ thị 04/CT-UBND về giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019 do tỉnh Quảng Bình ban hành