ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND | Hưng Yên, ngày 07 tháng 7 năm 2022 |
Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, biểu tình gây rối an ninh, trật tự, cản trở hoạt động của chính quyền các cấp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xảy ra phức tạp, ở nhiều địa phương, diễn biến theo hướng manh động, coi thường pháp luật; số đối tượng xấu, phản động, cơ hội chính trị tìm cách lợi dụng kích động, chống phá chính quyền các cấp và các cơ quan thực thi pháp luật, xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật.
Tuy nhiên, công tác trên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể một số nơi chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, dễ bị lôi kéo, kích động dẫn đến có hành vi gây rối trật tự công cộng, tập trung đông người biểu tình, gây rối an ninh, trật tự, chống lại lực lượng thi hành công vụ...
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, biểu tình gây rối an ninh, trật tự, cản trở hoạt động của chính quyền các cấp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; góp phần giữ vững ổn định chính trị, xây dựng xã hội kỷ cương, kỷ luật, tạo môi trường an ninh, an toàn, trật tự và lành mạnh phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
a) Quán triệt và chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trọng tâm là: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân và công tác thi hành án; Kết luận số 32-KL/TW ngày 05/7/2018 của Bộ Chính trị về tình hình an ninh, trật tự nổi lên gần đây và nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới; Kết luận số 15-KL/TW ngày 30/9/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XI về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới.
b) Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các nội quy, quy chế, quy trình, phương án, kế hoạch công tác đối với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cụ thể. Trong đó phải chú ý xác định rõ trách nhiệm thực thi công vụ, cơ chế kiểm tra, giám sát, chỉ huy, chỉ đạo, phối hợp và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ, đồng thời, dự kiến các tình huống có thể xảy ra để chủ động có các biện pháp giải quyết hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, người thi hành công vụ phải tránh tư tưởng chủ quan, lơ là, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, sẵn sàng giải quyết mọi tình huống có thể xảy ra. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, phương pháp vận động, thuyết phục, đối thoại với quần chúng; ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện nghiệp vụ, phòng vệ, xử lý tình huống... cho các lực lượng trực tiếp thi hành công vụ.
c) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho nhân dân hiểu về chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật và chế tài xử lý đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, biểu tình gây rối an ninh, trật tự; quyền, nghĩa vụ của công dân và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng thực thi công vụ, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo dư luận lên án và đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, biểu tình gây rối an ninh, trật tự; bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm minh; đồng thời, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
d) Tăng cường công tác nắm tình hình trong nhân dân để kịp thời phát hiện, giải quyết triệt để những vụ việc khiếu kiện đông người, kéo dài; những nguyên nhân, điều kiện có thể phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật về gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, biểu tình gây rối an ninh, trật tự như thực hiện các chính sách xã hội có liên quan đến người dân không công bằng, thiếu công khai, minh bạch, vi phạm quy chế dân chủ.
a) Thủ trưởng sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này.
b) Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2021-2025
- 2 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về pháo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3 Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025