ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND | Cà Mau, ngày 10 tháng 8 năm 2016 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, một số nơi có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển bền vững của tỉnh. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một bộ phận dân cư, cơ quan, tổ chức còn thấp; việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa nghiêm.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên; đồng thời, tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống, góp phần thực thi hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, hướng dẫn đầy đủ nội dung Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đến công chức, viên chức; các ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư. Khẩn trương xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án nâng cao năng lực công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và đồng thời chuẩn bị xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
b) Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với chủ đầu tư các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Trước mắt, tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm, tác động lớn đến môi trường, cảnh quan đô thị; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải; rà soát, đánh giá các nguồn thải trên địa bàn tỉnh; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường và Tổ kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ngăn chặn việc đổ và chôn lấp chất thải không qua xử lý vào môi trường. Công bố công khai những tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các hình thức xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
c) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật để tiếp nhận, phân tích dữ liệu quan trắc tự động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô xả thải từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên và hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh trang bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giám sát xả thải, thiết lập cơ sở dữ liệu môi trường đầy đủ đối với các cơ sở có lượng thải lớn, có thành phần nguy hại cao trong chất thải.
d) Nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án. Những dự án có công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao hoặc chủ dự án không có khả năng xử lý chất thải đạt quy chuẩn, kiên quyết từ chối thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tăng cường công tác hậu kiểm đối với các dự án như: Xác nhận hoàn thành các công trình xử lý môi trường, kiểm soát các biện pháp kỹ thuật đối với các dự án trước khi đi vào vận hành chính thức...
đ) Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn thải, chất thải nguy hại có số lượng phát sinh dưới 600 kg/năm hoặc chủ nguồn thải chất thải nguy hại ở vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa đủ điều kiện xử lý chất thải nguy hại trực tiếp, thực hiện vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị được ghi trên Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, đảm bảo phù hợp theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
e) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.
g) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố Cà Mau, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là việc thu gom, xử lý chất thải; tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ hợp pháp trong và ngoài nước, góp phần tăng nguồn vốn đầu tư để hoàn thiện hạ tầng về bảo vệ môi trường, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
h) Triển khai, lồng ghép vào các chiến dịch truyền thông môi trường; khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, loại bỏ dần những sản phẩm gây ô nhiễm môi trường.
i) Nâng cao năng lực quan trắc và cảnh báo môi trường trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các khu nuôi trồng thủy sản tập trung và các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm thủy sản. Thông qua kết quả quan trắc tự động, tổ chức công bố mức độ ô nhiễm môi trường tại các khu vực có mật độ tập trung cao, các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm thủy sản để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh giải pháp xử lý phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường.
k) Phối hợp với UBND huyện, thành phố Cà Mau có liên quan khẩn trương kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này; đồng thời, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xác định nội dung cụ thể về thời gian các sở, ngành, UBND huyện, thành phố Cà Mau thực hiện hoàn thành công tác quản lý bảo vệ môi trường, cũng như trách nhiệm trong quá trình thực hiện Chỉ thị này, ký cam kết với Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 10/9/2016 để theo dõi, xem đây là tiêu chí để đánh giá thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; đồng thời, để xem xét đánh giá, phân loại cán bộ lãnh đạo quản lý đối với người đứng đầu trong đơn vị. Định kỳ hàng quý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh kết quả thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo xử lý.
a) Khẩn trương hoàn thành quy hoạch xây dựng Cụm công nghiệp có mùi, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt để triển khai thực hiện; đồng thời, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan đề xuất lộ trình cụ thể triển khai thực hiện, nhằm di dời các cơ sở sản xuất phát sinh mùi hôi đặc trưng (như chế biến chitin từ đầu vỏ tôm, chế biến bột cá, sản xuất composite...) vào khu vực sản xuất riêng biệt.
b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Trạm trung chuyển chất thải rắn; khu liên hợp xử lý chất thải rắn tập trung tại Quyết định số 1932/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, UBND huyện, thành phố Cà Mau đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo các doanh nghiệp tham gia thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm được giao, đặc biệt đối với các tuyến phố trung tâm trên địa bàn thành phố Cà Mau và các thị trấn, các khu du lịch; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ùn ứ rác thải, phế thải và hạn chế tối đa sự cố môi trường xảy ra. Tập trung thực hiện chức năng quản lý và thẩm định hồ sơ xây dựng, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường, kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tập trung tại các đô thị và khu dân cư nông thôn. Tăng cường quản lý và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, nhất là việc gây ô nhiễm môi trường về chất thải rắn, ô nhiễm bụi của các công trình xây dựng.
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND huyện, thành phố Cà Mau tăng cường kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
b) Triển khai đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ được quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công thương quy định về bảo vệ môi trường ngành công thương. Hàng năm, vào cuối quý IV báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
c) Sở Công thương chủ trì, phối hợp Ban Quản lý Khu kinh tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan, đề xuất chính sách khuyến khích việc tái sử dụng chất thải ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp về nước thải, chất thải rắn, bùn thải... theo hướng áp dụng công nghệ tái chế thân thiện với môi trường, hạn chế phát thải ra môi trường nhằm giảm khai thác tài nguyên và phòng ngừa ô nhiễm.
d) Rà soát, bổ sung quy hoạch phân bố không gian các loại hình sản xuất, chế biến có thải lượng lớn, mức độ phát thải ô nhiễm cao; đề xuất giải pháp phân bố, kiểm soát nguồn thải công nghiệp, phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường. Đồng thời, tiến hành rà soát, báo cáo UBND tỉnh về tình hình các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nằm gần hoặc xen lẫn trong khu dân cư có vi phạm quy định về xử lý chất thải, tiếng ồn, độ rung, qua đó tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phương án xử lý phù hợp theo quy định trong năm 2016.
a) Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 19/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau; có biện pháp kiểm soát tốt việc xử lý chất thải rắn y tế đúng quy định theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ; từng bước di dời các lò đốt chất thải y tế đặt trong khu dân cư vào khu xử lý tập trung để hạn chế phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực.
b) Nghiên cứu, ứng dụng mô hình xử lý nước thải y tế tại các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa quy mô nhỏ, nhằm hạn chế tình trạng nước thải y tế độc hại xả ra môi trường không qua xử lý.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm các cơ sở y tế xử lý chất thải y tế độc hại không triệt để, chôn lấp chất thải y tế không đúng quy định và xả nước thải y tế ra môi trường không qua xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Phối hợp với UBND huyện, thành phố kiểm soát chặt việc bơm bùn thải từ ao đầm nuôi thủy sản vào sông rạch, trong quá trình cải tạo ao đầm tại các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước mặt; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 4884/UBND-NN ngày 11/9/2015.
b) Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm soát chất thải phát sinh từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng sức khỏe người dân.
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiến nghị UBND tỉnh không chấp thuận chủ trương đầu tư đối với những dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường, nhưng không có giải pháp phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả.
b) Cân đối nguồn vốn đầu tư đề xuất hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia về cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường; đầu tư thực hiện một số dự án cải thiện cảnh quan, môi trường trên địa bàn tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính xem xét, đề xuất cơ chế hỗ trợ đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Cà Mau để đủ năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn trong tỉnh.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt) đã nộp vào ngân sách Nhà nước nhằm phục vụ cho các dự án, nhiệm vụ phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường.
b) Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét mức hỗ trợ hoạt động cho lực lượng kiểm tra và xử phạt tại chỗ các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường khu vực công cộng tại địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện, xã từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
Xây dựng kế hoạch đưa nội dung giáo dục môi trường vào các tiết dạy phù hợp; tổ chức các hoạt động ngoại khóa phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường, các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tinh thần yêu thiên nhiên, yêu môi trường cho học sinh ở các cấp học; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường để các em học sinh hòa nhập tốt vào xã hội văn minh, trở thành công dân có trách nhiệm với xã hội.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường tại các khu du lịch, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, đơn vị quản lý di tích. Xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải. Khuyến khích ứng dụng công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Đề xuất mô hình công nghệ phù hợp để xử lý rác thải.
11. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh tăng thời lượng tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mức xử phạt hành vi vi phạm bảo vệ môi trường,..đồng thời, cử phóng viên tác nghiệp ghi và phản ảnh một số hình ảnh, hành vi vi phạm bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh như: vứt rác bừa bãi, những nơi để tồn đọng rác kéo dài, xả nước thải không qua xử lý ra môi trường...
a) Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường ở khu kinh tế, các khu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
b) Từng bước đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải tập trung theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
c) Thực hiện đầy đủ và đúng quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; trong đó, chú ý không cấp phép đầu tư cho các dự án gây ô nhiễm cao, có công nghệ lạc hậu và tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên.
d) Rà soát, lập danh sách các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp đang gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng không có biện pháp khắc phục hoặc không thể khắc phục; phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan để đề xuất giải pháp giải quyết phù hợp.
Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tăng cường các hoạt động trinh sát thu thập tình hình, tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu tội phạm hoặc vi phạm hành chính về môi trường để xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.
14. Các cơ quan thông tin đại chúng:
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức về bảo vệ môi trường cho mọi người, góp phần thay đổi hành vi, thái độ và trách nhiệm đối với môi trường. Mở các chuyên trang, chuyên mục về bảo vệ môi trường và thường xuyên đưa các tin, bài, gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ môi trường.
15. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên:
Tập trung phát động trong đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc tích cực hưởng ứng phong trào thi đua bảo vệ môi trường thông qua các chương trình, hoạt động phù hợp với đặc điểm của từng tổ chức và từng địa bàn dân cư. Vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện tiêu chí về môi trường trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng các khu dân cư kiểu mẫu về bảo vệ cảnh quan môi trường.
Theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường một cách cụ thể, thiết thực, trước hết là tại khu vực cơ quan, công sở và các đơn vị trực thuộc.
17. UBND huyện, thành phố Cà Mau:
a) Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn mà không có giải pháp xử lý phù hợp; đặc biệt là ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt trên các tuyến sông, kênh, rạch, các khu vực chợ, khu dân cư, các điểm tồn đọng rác lâu ngày gây ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan đô thị.
b) Phối hợp chặt với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý rác để triển khai hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, không để xảy ra tình trạng ứ đọng rác thải.
c) Hàng năm, mở đợt cao điểm ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn nhân Ngày Môi trường thế giới để giải quyết các điểm tồn đọng rác lâu ngày gây ô nhiễm. Từ nay đến cuối năm 2016, tổ chức đợt tổng vệ sinh thu gom hết lượng rác thải trên các ao hồ, sông, kênh, rạch, khu dân cư và các điểm tồn đọng lâu ngày để vận chuyển về Nhà máy xử lý rác thành phố Cà Mau; sau đợt tổng vệ sinh, giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn quản lý địa bàn và không để tái diễn tình trạng ô nhiễm.
d) Chỉ đạo cơ quan chức năng của huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc việc xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo phân cấp; tăng cường hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hoạt động dịch vụ của tổ chức, cá nhân để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền.
đ) UBND thành phố Cà Mau tập trung kiểm tra, rà soát lại hệ thống thoát nước đô thị, khẩn trương xây dựng hoàn thành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên các tuyến sông trong nội ô thành phố; tăng cường tiến độ thực hiện dự án nâng cấp đô thị trên địa bàn, đặc biệt là xây dựng bờ kè khu vực chợ phường 7, di dời các chợ phường 2, phường 4 vào khu vực đã được quy hoạch để tạo cảnh quan thông thoáng cho đường phố và giải quyết ô nhiễm môi trường trên tuyến sông Gành Hào, kênh xáng Phụng Hiệp.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau; các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 2311/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở Nhà máy nước Dinh Linh tại 524 Hùng Vương, thị trấn Di Linh tỉnh Lâm Đồng
- 2 Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 3 Quyết định 1939/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi khoản 1 và khoản 5 Điều 10 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 1061/QĐ-UBND
- 4 Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5 Thông tư 35/2015/TT-BCT Quy định về bảo vệ môi trường ngành Công thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6 Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 10 Quyết định 1932/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2014 tăng cường quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 12 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 13 Thông tư liên tịch 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 14 Quyết định 1788/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 2311/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở Nhà máy nước Dinh Linh tại 524 Hùng Vương, thị trấn Di Linh tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 1939/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi khoản 1 và khoản 5 Điều 10 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 1061/QĐ-UBND
- 3 Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên