ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND | Hà Nam, ngày 12 tháng 09 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM.
Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thời gian qua các Sở, Ban, ngành, địa phương đã quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện, công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, tình hình vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh còn diễn ra khá phức tạp, việc triển khai thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính còn có tồn tại, hạn chế như: Một số vi phạm hành chính chưa được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm còn hạn chế; còn trường hợp thực hiện xử phạt chưa đảm bảo trình tự, thủ tục, thẩm quyền, nguyên tắc xử phạt và sử dụng biểu mẫu không đúng quy định; lưu hồ sơ xử lý vi phạm hành chính chưa đầy đủ, thiếu khoa học; công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính chưa đầy đủ, kịp thời; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa được quan tâm...
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và tăng cường hơn nữa công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh. Chủ động phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành và Sở Tư pháp tăng cường công tác tập huấn chuyên sâu về Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức, viên chức.
2. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là trong các lĩnh vực như: Đất đai, Môi trường, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự...
3. Ban hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn, thời hiệu, đúng nguyên tắc, hình thức xử phạt, mức phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có), thẩm quyền; sử dụng biểu mẫu thống nhất theo quy định, lưu trữ hồ sơ đầy đủ, khoa học.
Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giao cho cấp phó thực hiện xử phạt vi phạm hành chính thì phải ban hành văn bản giao quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về áp dụng biện pháp xử lý hành chính; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thống kê công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ngành, các địa phương và người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong thực thi nhiệm vụ. Đối với những vụ việc xử lý vi phạm hành chính phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải chủ động trao đổi, thống nhất với Sở Tư pháp, các cơ quan liên quan; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử lý vi phạm hành chính về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để hướng dẫn thực hiện.
7. Xử lý nghiêm đối với cá nhân, tổ chức cố tình bao che những trường hợp vi phạm hành chính, phát hiện vi phạm hành chính nhưng không xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính theo thẩm quyền; chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
9. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Tòa án nhân dân cấp huyện phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phối hợp với các tổ chức thành viên cùng cấp thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, quản lý, vận động giáo dục người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình.
11. Giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp khó khăn, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã nghiêm túc thực hiện các nội dung trên để nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1125/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2 Quyết định 3457/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4 Nghị quyết 39/2017/NQ-HĐND về quy định mức chi cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 5 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 tăng cường quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 7 Quyết định 417/QĐ-UBND kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2017
- 8 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 1 Quyết định 417/QĐ-UBND kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2017
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 tăng cường quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 5 Quyết định 1125/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6 Quyết định 3457/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7 Nghị quyết 39/2017/NQ-HĐND về quy định mức chi cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh