- 1 Kế hoạch 13664/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030
- 2 Quyết định 224/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2030
- 3 Công điện 398/CĐ-TTg năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em do Thủ tướng Chính phủ điện
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND | Đồng Nai, ngày 01 tháng 6 năm 2022 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Công điện số 398/CĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em. Nhằm bảo đảm môi trường sống an toàn, hạn chế thấp nhất tình hình trẻ em bị tai nạn thương tích, đặc biệt là tình trạng đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh Chỉ thị:
a) Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.
b) Kế hoạch số 13664/KH-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030.
c) Quyết định số 224/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2030.
a) Rà soát, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm các chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh theo quy định.
b) Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em tại các địa phương, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em.
c) Thực hiện đa dạng các hoạt động truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em; truyền thông hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống đuối nước 25 tháng 7; nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; cộng tác viên làm công tác trẻ em; cán bộ, nhân viên và trẻ em các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội có quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của ngành lao động - thương binh và xã hội.
d) Rà soát, đề xuất kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em.
a) Hướng dẫn, triển khai việc phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đến từng trường học, lớp học, từng học sinh, đặc biệt trước mỗi kỳ nghỉ hè.
b) Đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học; giáo dục kỹ năng bơi an toàn cho học sinh.
c) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để các em biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước bảo đảm an toàn cho bản thân.
d) Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình để quản lý, giám sát học sinh trong thời gian nghỉ học, nghỉ hè để bảo đảm an toàn, phòng, chống đuối nước.
a) Vận động các gia đình nâng cao trách nhiệm trong việc trông giữ, giám sát, nhắc nhở trẻ em về nguy cơ và kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, chủ động đưa con em đi học bơi và học kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
b) Triển khai, hướng dẫn việc xây dựng, bảo dưỡng hệ thống bể bơi tại các thiết chế thể dục, thể thao và khuyến khích các cơ sở dịch vụ thể thao, du lịch có bể bơi hỗ trợ các lớp dạy bơi an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, hỗ trợ dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
15. Giao UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa
a) Tuyên truyền, hướng dẫn đến từng hộ gia đình, từng trường học, lớp học kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát và trông giữ trẻ em; triển khai tốt việc bàn giao trách nhiệm quản lý, giám sát chặt chẽ học sinh giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong thời gian các em không đến trường, đặc biệt là dịp nghỉ hè, các thời điểm mùa mưa bão, lũ, thiên tai để bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em. Tổ chức vận động các hộ gia đình cam kết trách nhiệm xây dựng ngôi nhà an toàn, bảo đảm an toàn cho trẻ em.
b) Khẩn trương tiến hành rà soát phát hiện kịp thời, loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn đuối nước (hố nước, hồ, ao, sông, suối, bãi tắm các khu vực nước sâu, nguy hiểm, công trình chứa nước…) và các nguy cơ mất an toàn khác tại địa bàn để có biện pháp chủ động khắc phục, phòng ngừa, cảnh giới, nhắc nhở vận động, thực hiện xây dựng, lắp đặt rào chắn, biển cảnh báo nguy hiểm tại các ao, hồ, đập, sông, suối; san lấp hố xây dựng các công trình không còn sử dụng, giếng nước và các dụng cụ dựng nước phải có nắp đậy chắc chắn, an toàn... nhằm hạn chế các nguy cơ đuối nước, đảm bảo an toàn cho trẻ em.
c) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức dạy bơi trong các cơ sở giáo dục; tăng cường truyền thông về trách nhiệm, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho cha mẹ, trẻ em, học sinh và cộng đồng dân cư trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn; vận động các gia đình chủ động cho trẻ em được học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
d) Chỉ đạo, hướng dẫn việc tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao, các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật cho trẻ em trong mùa hè.
đ) Bố trí ngân sách đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em tại địa phương. Quan tâm đầu tư, hỗ trợ, kiện toàn cơ sở vật chất để dạy bơi cho trẻ em. Chỉ đạo, tổ chức việc dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại cộng đồng, trường học, hỗ trợ trẻ em thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học bơi miễn phí.
e) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em của các phòng, ban, đơn vị địa phương gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt tại các địa phương để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng và có trẻ em tử vong; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm gây tai nạn, thương tích, tử vong trẻ em đồng thời biểu dương nhân rộng kịp thời những sáng kiến hay, mô hình tốt, đóng góp ý nghĩa thiết thực của xã hội, gia đình, cộng đồng cho công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này. Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc; báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) xem xét, chỉ đạo. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 4161/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030
- 2 Quyết định 3699/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2030
- 3 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em do thành phố Hải Phòng ban hành
- 4 Kế hoạch 162/KH-UBND về tổ chức các điểm giữ trẻ em mùa lũ năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành