BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM | CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 20/CT-TW | Hà Nội, Ngày 5 tháng 5 năm 1993 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC MỘ NGHĨA TRANG LIỆT SỸ
Trải qua gần nửa thế kỷ chiến đấu giành độc lập bảo vệ Tổ quốc, hàng triệu cán bộ, chiến sỹ, đồng bào ta đã anh dúng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
Trong những năm qua, cùng với việc chăm sóc thân nhân liệt sỹ, Đảng, Nhà nước, các ngành, các đoàn thể cùng toàn dân, toàn quân đã có nhiều cố gắng tìm kiếm, cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ, xây dựng nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ... thể hiện lòng tôn kính, uống nước nhớ nguồn đối với liệt sỹ, việc làm đó đã có tác dụng tích cực giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
Tuy vậy, do chiến tranh lâu dài, ác liệt, việc giải quyết vấn đề mộ liệt sỹ trở nêu hết sức phức tạp. Chiến tranh đã kết thúc hàng chục năm mà vẫn còn một phần khá lớn mộ liệt sỹ chưa được quy tập, chưa đáp ứng nguyện vọng bức xúc về tin tức phần mộ liệt sỹ và yêu cầu thăm viếng, chăm sóc của gia đình liệt sỹ. Có nơi cấp uỷ, chính quyền địa phương còn buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo trong việc quản lý, quy tập mộ liệt sỹ, để xẩy ra những vụ việc tiêu cực nghiêm trọng vi phạm đến chủ trương, chính sách của đảng, Nhà nước, đến đạo lý truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, gây ảnh hưởng rất xấu trong xã hội.
Để tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và gia đình liệt sỹ, Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ thị:
1- Các cấp, các ngành cần có những biện pháp tích cực để trong vài năm tới giải quyết một bước cơ bản việc tìm kiếm quy tập mộ liệt sỹ vào các nghĩa trang liệt sỹ.
Tuỳ tình hình cụ thể của từng địa phương và tôn trọng nguyện vọng của gia đình, hài cốt liệt sỹ có thể chuyển về nghĩa trang liệt sỹ huyện, xã hoặc gia đình.
2- Các nghĩa trang liệt sỹ lớn (như nghĩa trang Trường Sơn, Điện Biên Phủ...), hướng lâu dài là đưa hài cốt liệt sỹ về các nghĩa trang địa phương quê nhà (trừ những trường hợp thân nhân liệt sỹ yêu cầu để lại nơi đã quy tập). Song đây là việc lớn, có nhiều khó khăn, phải có kế hoạch giải quyết từng bước, khi tiến hành phải chỉ đạo chặt chẽ, chu đáo. Khi chuyển hài cốt liệt sỹ về quê, nên có dựng bia ghi tên để lại nơi liệt sỹ đã hy sinh.
3- Các nghĩa trang, tượng đài và bia ghi tên các liệt sỹ là những công trình văn hoá, lịch sử mang tính chất giáo dục sâu sắc, cần đặt ở những nơi trang nghiêm, thuận tiện cho việc thăm viếng, xây dựng bền đẹp và được chăm sóc chu đáo, Chính phủ và các cấp chính quyền bố trí kế hoạch ngân sách cần thiết để đáp ứng nhiệm vụ này. Tuỳ khả năng cho phép các địa phương; từng bước xây dựng theo hướng nói trên.
Các nghĩa trang, tượng đài, bia ghi tên các liệt sỹ đều giao cho các địa phương quản lý.
4- Các ấp Uỷ đảng chỉ đạo các cơ quan chức năng động viên mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội làm tốt việc phát hiện, tìm kiếm, cất bốc phần mộ liệt sỹ, xây dựng các nghĩa trang hoặc công trình tưởng niệm liệt sỹ trên từng địa bàn; tổ chức thông báo chu đáo cho thân nhân liệt sỹ biết địa điểm cụ thể phần mộ liệt sỹ, chỉ đạo xử lý nghiêm khắc các tiêu cực xảy ra trong việc quy tập mộ liệt sỹ, xây dựng nghĩa trang liệt sỹ; tiến hành sơ kết việc giải quyết vấn đề mộ liệt sỹ sau chiến tranh, từ đó có kế hoạch giải quyết tiếp trong thời gian tới.
5- Ban Tư tưởng Văn hoá và Ban cán sự Đảng Bộ Văn hoá Thông tin chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng góp phần tích cực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện công tác thương binh, liệt sỹ. Tuyên truyền giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" cho các thế hệ người Việt Nam hiện nay và mãi mãi mai sau.
6- Ban cán sự đảng Chính phủ nghiên cứu hình thức tổ chức thích hợp để bảo đảm chỉ đạo thống nhất và phối hợp các ngành, các cấp thực hiện chủ trương về công tác liệt sỹ.
Chỉ thị này phổ biến đến các tổ chức cơ sở Đảng. Các cấp uỷ có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị này lên cấp trên.
| Đào Duy Tùng ( Đã ký) |
- 1 Quyết định 2039/QĐ-NHNN năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 3 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Chỉ thị 05/1998/CT-NHNN17 về chấn chỉnh hoạt động hệ thống tín dụng nhân dân do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 2 Quyết định 167/QĐ-NH5 năm 1994 về bản Mẫu Điều lệ Hợp tác xã tín dụng nông thôn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3 Nghị quyết số 98-CP về việc tăng cường quản lý tín dụng, tiền tệ ở nông thôn và chấn chỉnh các hợp tác xã tín dụng do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 1 Nghị quyết số 98-CP về việc tăng cường quản lý tín dụng, tiền tệ ở nông thôn và chấn chỉnh các hợp tác xã tín dụng do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2 Chỉ thị 05/1998/CT-NHNN17 về chấn chỉnh hoạt động hệ thống tín dụng nhân dân do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 3 Quyết định 52-NH/QĐ năm 1983 về bản Điều lệ tổ chức và hoạt động của hợp tác xã tín dụng ở nông thôn do Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4 Quyết định 167/QĐ-NH5 năm 1994 về bản Mẫu Điều lệ Hợp tác xã tín dụng nông thôn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5 Quyết định 2039/QĐ-NHNN năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018