ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Gia Lai, ngày 07 tháng 5 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã được cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện; việc phân công, phân cấp giữa các cấp, các ngành về bảo đảm an toàn thực phẩm đã có chuyển biến tích cực; trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở, của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm từng bước được nâng cao; một số vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội đã được kiểm soát; công tác thông tin, tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh.
Tuy vậy, trong tình hình hiện nay, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn nhiều; thói quen lạm dụng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp không đúng quy trình, không rõ nguồn gốc còn khá phổ biến; quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ với nhiều nguy cơ không bảo đảm an toàn còn khó khăn; việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm pháp luật, đặc biệt trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả các công tác sau:
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của Luật An toàn thực phẩm và các quy định của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện trách nhiệm được giao và theo phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm.
- Có giải pháp thúc đẩy tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn thực phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm;
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm; biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm bị xử lý theo quy định.
- Ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị ngoài chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ công tác nêu trên, chịu trách nhiệm thực hiện:
a) Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm, đẩy mạnh kiểm tra công tác quản lý an toàn thực phẩm của tuyến dưới; chú trọng các cơ sở cung cấp thực phẩm cho nhiều người, thức ăn đường phố.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; tăng cường quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm.
c) Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các làng nghề thực phẩm, chợ thực phẩm.
d) Công an tỉnh: Tăng cường điều tra, xử lý hình sự đối với các vụ việc, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm theo đúng quy định pháp luật.
đ) Cục Quản lý thị trường Gia Lai: Tăng cường kiểm tra phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu; kiểm soát chặt chẽ kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm.
e) Sở Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của các cơ sở giáo dục trên địa bàn; tổ chức kiểm tra, giám sát và phối hợp kiểm tra giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh.
g) Sở Tài chính: Phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh bố trí dự toán kinh phí hàng năm cho các cơ quan triển khai thực hiện các hoạt động về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định, phù hợp với khả năng ngân sách tỉnh.
h) Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương chỉ đạo, hướng dẫn các báo, đài trên địa bàn tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, lựa chọn, tiêu dùng thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm; chú trọng truyền thông để chuyển đổi hành vi, tập quán lạc hậu không bảo đảm an toàn thực phẩm, hướng vào đối tượng sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, nhân dân ở vùng sâu, vùng xa.
i) Báo Gia Lai; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tăng cường tin bài, chuyên mục, chuyên trang về an toàn thực phẩm; thông tin, tuyên truyền khách quan, trung thực, kịp thời về thực phẩm an toàn, nhất là các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm. Chú trọng việc tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở.
k) UBND huyện, thị xã, thành phố: Tập trung chỉ đạo, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở địa phương; quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, xây dựng các khu giết mổ tập trung theo hình thức phù hợp để quản lý, đảm bảo các tiêu chuẩn giết mổ hợp vệ sinh; tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Các sở, ngành chuyên môn; UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi để UBMT Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giữa UBND và MTTQ đã ký kết.
Giám đốc các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời Chỉ thị này; định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị gửi về Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) trước ngày 30/11 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 12/2020/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2 Quyết định 17/2020/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3 Quyết định 840/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực An toàn thực phẩm, Lưu thông hàng hóa trong nước, Hóa chất, Kinh doanh khí thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Phú Yên
- 4 Quyết định 11/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 5 Quyết định 12/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa về kiểm tra chất lượng; vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu vào Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 6 Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Nghị quyết 231/NQ-HĐND năm 2019 về kết quả giám sát công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2017 đến nay
- 8 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 1 Quyết định 12/2020/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2 Quyết định 840/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực An toàn thực phẩm, Lưu thông hàng hóa trong nước, Hóa chất, Kinh doanh khí thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Phú Yên
- 3 Quyết định 17/2020/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4 Quyết định 12/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa về kiểm tra chất lượng; vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu vào Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 5 Quyết định 11/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 6 Nghị quyết 231/NQ-HĐND năm 2019 về kết quả giám sát công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2017 đến nay