- 1 Chỉ thị 36-CT/TW năm 2019 về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2 Kế hoạch 9470/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3 Quyết định 291/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Đắk Lắk, ngày 21 tháng 5 năm 2021 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN, XỬ LÝ TÌNH TRẠNG TRỒNG CÂY CÓ CHỨA CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn ma túy, qua đó đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất là trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy; công tác xử lý hành chính người nghiện, người sử dụng ma túy và công tác đấu tranh với các đường dây, đối tượng phạm tội về ma túy, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự, phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn có những diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy phát hiện gia tăng, tính riêng từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 40 vụ, 46 đối tượng trồng cây cần sa (nhiều hơn 29 vụ = 263% so với cả giai đoạn năm 2017 - 2019), thu giữ tổng cộng 12.082 cây cần sa tươi. Trong đó, xảy ra chủ yếu tại các địa bàn huyện Cư M’gar, Ea H’Leo, Krông Búk, Krông Năng và thành phố Buôn Ma Thuật; các đối tượng thường trồng xen cây cần sa với các loại cây trồng khác trong khu vực vườn, rẫy của gia đình nhằm tránh sự phát hiện, xử lý của các lực lượng chức năng. Khi bị phát hiện, xử lý, phần lớn các đối tượng khai nhận mục đích trồng cây cần sa để phục vụ hoạt động chăn nuôi, điều này cho thấy nhận thức pháp luật của một bộ phận quần chúng Nhân dân còn hạn chế. Tuy nhiên, cũng đã phát hiện một số vụ việc trồng cây cần sa với số lượng lớn; đặc biệt, vừa qua trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã phát hiện trường hợp trồng cây cần sa với số lượng lớn, có tính chất chuyên nghiệp, hình thành đường dây khép kín, với khu vực vườn ươm cây giống được xây dựng trong nhà kín, có hệ thống đèn chiếu sáng, máy điều hòa, quạt gió... nhằm mục đích mua bán trái phép chất ma túy.
Trước tình hình trên, để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy, đặc biệt là cây cần sa trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, thực hiện tốt một số nội dung công tác sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị “Về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”; Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW”; Kế hoạch số 134-KH/TU ngày 27/9/2019 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 9470/KH-UBND ngày 19/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương. Trong đó, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các mặt công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy nói chung và ngăn chặn tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy nói riêng. Người đứng đầu các đơn vị, địa phương phải chịu trách nhiệm về tình hình ma túy tại địa phương, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách.
2. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống trồng cây có chứa chất ma túy cho cán bộ, công nhân viên chức và quần chúng Nhân dân, nhất là cách nhận biết các loại cây có chứa chất ma túy (cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa...), quy định của pháp luật về xử lý hành vi trồng cây có chứa chất ma túy để người dân tự giác chấp hành, không trồng cây có chứa chất ma túy, đồng thời tích cực phát hiện, tố giác những vụ việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan chức năng để ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Thường xuyên rà soát, thống kê người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, trong đó chú ý số đối tượng sử dụng cần sa, gắn với tiếp tục đẩy mạnh công tác lập hồ sơ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tham mưu triển khai các giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác xóa bỏ cây có chứa chất ma túy trên địa bàn tỉnh. Tham mưu, hướng dẫn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm từng địa bàn, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân, góp phần phòng ngừa tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy.
5. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội về phòng, chống ma túy nói chung và phòng, chống trồng cây có chứa chất ma túy nói riêng. Chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường xây dựng các tin, bài, phóng sự, đồng thời tăng thời lượng, tần suất thông tin về phòng, chống trồng cây có chứa chất ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và hệ thống thiết chế thông tin văn hóa ở cơ sở.
6. Công an tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp công tác Công an để nắm tình hình địa bàn, đối tượng, kịp thời phát hiện, xử lý các vụ việc, đối tượng có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy; phối hợp với các đơn vị chức năng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường rà soát, phát hiện, xử lý các vụ việc trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn tỉnh.
Tập trung điều tra, làm rõ, xử lý những vụ việc trồng cây có chứa chất ma túy đã phát hiện, bắt giữ. Đối với các vụ việc đủ căn cứ xử lý hình sự, cần phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân nghiên cứu xác lập án điểm để điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh theo quy định pháp luật.
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp với các ban, ngành liên quan và chính quyền địa phương làm tốt công tác phòng ngừa, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống ma túy cho quần chúng Nhân dân khu vực biên giới. Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, quản lý chặt chẽ khu vực biên giới; đồng thời, chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc trồng cây có chứa chấp ma túy tại khu vực biên giới.
8. Sở Nội vụ tỉnh phối hợp với Công an tỉnh tham mưu, đề xuất Hội đồng thi đua, khen thưởng tỉnh khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chỉ thị và trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn tỉnh.
9. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp với Công an tỉnh xác lập các vụ án điểm về trồng cây có chứa chất ma túy, tập trung điều tra, kịp thời đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh nhằm răn đe, giáo dục đối tượng thực hiện hành vi phạm tội và phòng ngừa chung cho toàn xã hội.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống ma túy nói chung và phòng, chống trồng cây có chứa chất ma túy nói riêng tại địa bàn dân cư gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch liên ngành về phòng, chống ma túy.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng tại địa phương, nhất là ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền cấp xã triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa xã hội nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống trồng cây có chứa chất ma túy, tập trung vào công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân tại các địa bàn trọng điểm, có nguy cơ cao; tăng cường rà soát, phát hiện, xử lý các vụ việc trồng cây có chứa chất ma túy, kiên quyết không để xảy ra tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, định kỳ 06 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh). Trong đó, Báo cáo 06 tháng trước ngày 17/6, báo cáo năm trước ngày 17/12 hàng năm (có thể tách thành 01 mục riêng và lồng ghép trong báo cáo công tác phòng, chống ma túy định kỳ).
Giao Công an tỉnh chủ trì theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các đơn vị, địa phương; tổng hợp tình hình, kết quả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác phòng, chống tái trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020-2025
- 2 Kế hoạch 90/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống ma túy năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3 Kế hoạch 247/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Nâng cao hiệu quả xóa địa bàn phức tạp về ma túy ở Nghệ An, giai đoạn 2021-2025