Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 102/2003/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2003 

 

CHỈ THỊ

VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÔNG CHỨC KIỂM LÂM PHỤ TRÁCH ĐỊA BÀN VÀ TĂNG CƯỜNG KIÊM TRA GIÁM SÁT CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM LÂM ĐỊA BÀN.

Sau gần 3 năm thực hiện Quyết định số 105/2000/QĐ-BNN-KL ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn, các Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án, phương án quản lý rừng, bảo vệ rừng; đồng thời phân công các công chức Kiểm lâm về phụ trách địa bàn xã, cụm xã. Hiện nay đã đưa được hơn 4.000 công chức kiểm lâm và lao động hợp đồng trong lực lượng kiểm lâm về phụ trách địa bàn, nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ rừng. Nhờ vậy, công tác bảo vệ rừng có tiến bộ hơn trước, góp phần đưa độ che phủ của rừng tăng lên đáng kể, ý thức bảo vệ rừng của người dân nơi có rừng đã nâng lên rõ rệt, các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp nhìn chung đã được ngăn ngừa kịp thời.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng một bộ phân công chức Kiểm lâm được phân công về phụ trách địa bàn chưa thực hiện được 7 nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 105/2000/QĐ-BNN-KL. Một số nơi có triển khai nhưng thiếu kiểm tra, đôn đốc của cấp, Hạt, cấp Chi cục Kiểm lâm và sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương, nhất là cấp xã nên hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm địa bàn chưa cao, chưa phát huy được vai trò nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng và thừa hành pháp luật về lâm nghiệp tại địa phương. Nguyên nhân của tình trạng trên là do:

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm lâm phụ trách địa bàn, nhất là năng lực thực tiễn còn yếu, không đồng đều. Tỷ lệ công chức là Kiểm lâm viên sơ cấp dược cử về phụ tráhc địa bàn còn chiếm tới 23% tổng số Kiểm lâm được phân công. Thậm chí một số nơi còn cử cả lao động hợp đồng chưa được tập huấn, đào tạo về phụ trách địa bàn xã, cụm xã;

- Biên chế Kiểm lâm các tỉnh có rừng còn thiếu, công chức Kiểm lâm phải phụ trách nhiều xã, diện tích phải theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp có nơi tới chục ngành hécta cho một Kiểm lâm địa bàn.

- Việc chỉ đạo, kiểm tra của cấp Chi cục Kiểm lâm, cấp hạt Kiểm lâm chưa được coi trọng thường xuyền, sự giám sát của các cấp chính quyền địa phương - nhất là cấp xã chưa chặt chẽ, hoạt động của công chức Kiểm lâm địa bàn kém hiệu quả.

- Thậm chí hiện nay có một vài Chi cục vừa mới triển khai Quyết định số 105/2000/QĐ-BNN-KL và triển khai một cách hời hợt, không nghiêm túc với nhiều lý do không thoả đáng.

- Một số chế độ phụ cấp như phụ cấp nặng nhọc, độc hại, lưu động, nhất là trợ cấp cho Kiểm lâm địa bàn, một số nơi chưa xét duyệt thanh toán kịp thời, Kiểm lâm địa bàn gặp khó khăn, không yên tâm công tác.

Để việc triển khai Quyết định 105/2000/QĐ-BNN-KL được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc, tạo điều kiện cho công chức Kiểm lâm địa bàn hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà quyết định đã nêu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị:

1. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương ra soát lại năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức Kiểm lâm của đơn vị mình. Tiếp tục phâm công về phụ trách các địa bàn xã, cụm xa hiện nay còn kuyết Kiểm lâm địa bàn. Thay thế những Kiểm lâm địa bàn còn yếu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo dức. Kiên quyết không đưa lao động hợp đồng trong lực lượng Kiểm lâm và những công chức Kiểm lâm còn yếu về chuyên môn, nghiẹp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức xã hội về phụ trách địa bàn xã, cụm xã.

2. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Kiểm lâm. Mở lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Kiểm lâm địa bàn tại Chi cục hoăck cử đi học theo các lớp bồi dưỡng kiến thức hành chính Nhà nước, quản lý Nhà nước được mở tại địa phương. Các Chi cục mở ngay các lớp tập huấn cho Kiểm lâm địa bàn để tất cả Kiểm lâm địa bàn khi về địa bàn làm việc phải có chứng chỉ đã qua lớp tập huấn. Giao cho Cục Kiểm lâm tổ chức kiểm tra chặt chẽ chất lượng và hoạt động của Kiểm lâm địa bàn.

Ở những Chi cục có diện tích rừng rộng lớn, biên chế Kiểm lâm ít, có thể bố trí Kiểm lâm hợp đồng nhưng những Kiểm lâm hợp đồng này phải là người đã tốt nghiệp ở các trường Trung học hoặc Đại học Lâm nghiệp được ký hợp đồng dài hạn và nhất thiết phải qua lớp đào tạo Kiểm lâm địa bàn và được cấp chứng chỉ.

3. Cục Kiểm lâm chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ cùng các trường trong ngành vừa xây dựng giáo trình chuẩn, vừa mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm lâm trong cả nước. Từ năm 2005 trở đi, công chức Kiểm lâm về phụ trách địa bàn có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh:

- Căn cứ vào diện tích rừng và tính phức tạp của nhiệm vụ bảo vệ rừng của tỉnh để xem xét bổ sung biên chế để các Chi cục Kiểm lâm có đủ sức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng của địa phương.

- Bổ sung chức danh cán bộ phụ trách lâm nghiệp cho những xã cơ rừng để nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp được giao.

- Phê duyệt các đề án, phương án quản lý bảo vệ rừng phân công kiểm lâm phụ trách địa bàn của Chi cục Kiểm lâm. Tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện các phương án, đề án trên. Cho Kiểm lâm địa bàn được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách mà Nhà nước đã ban hành. Ở những tỉnh có điều kiện, có thể có chế độ riêng khuyến khích Kiểm lâm về công tác tại địa bàn.

- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn các xã tổ chức việc xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ rừng; Thành lập các tổ chức quần chung đủ mạnh để bảo vệ và phát triển rừng.

5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm, báo cáo Bộ trưởng việc tổ chức thực hiện đưa kiểm lâm về phụ trách địa bàn của các Chi cục trong thời gian qua và giúp Bộ trưởng chuẩn bị Hội nghị Kiểm lâm địa bàn giỏi toàn quốc vào cuối năm 2003 nhằm tổng kết động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân điển hình tiên tiến, phổ biến và nhân rộng những điển hình tiêu biểu đó trên phạm vi toàn quốc để thực hiện tốt quyết định của Bộ về việc đưa Kiểm lâm về phụ trách địa bàn.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
 



Bùi Bá Bổng