ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/CT-UB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 1979 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NHANH CHÓNG THỰC HIỆN NHỮNG BIỆN PHÁP CẤP BÁCH NHẰM TĂNG SẢN LƯỢNG ĐÁNH BẮT VÀ CUNG CẤP CÁ, TÔM CHO THÀNH PHỐ CỦA CÁC ĐOÀN TÀU QUỐC DOANH
Từ năm 1977, ngành Thủy sản thành phố đã hình thành và ngày càng phát triển. Nhưng trước yêu cầu đời sống của nhân dân thành phố và xuất khẩu, và theo Nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ lần thứ I thì sản lượng đánh bắt và cung cấp cá tôm hãy còn quá thấp và chưa sử dụng tốt năng lực tàu thuyền, lao động hiện có, do nhiều nguyên nhân :
1. Hầu hết tàu máy và ngư cụ hiện có đã sử dụng nhiều năm, cũ kỹ và hư hỏng, nhiều cỡ, nhiều loại, lại không đồng bộ. Chất lượng sử dụng ngày càng giảm nhanh. Những phương tiện và điều kiện sửa chữa bổ sung chưa đảm bảo yêu cầu đánh bắt cá của thành phố như cầu cảng, ụ xưởng, vật tư v.v…;
2. Lực lượng cán bộ và thủy thủ tuy đa số có tay nghề nhưng vừa mới được cải tạo, việc tổ chức quản lý động viên chưa được đầy đủ nên các mặt tiêu cực cần phải có thời gian và điều kiện mới có thể khắc phục được dần. Trước tình hình giá cả tăng lên, đời sống thủy thủ có nhiều khó khăn chưa được quan tâm chăm sóc đúng mức. Chưa có chánh sách cụ thể nhằm khuyến khích tăng gia sản xuất đánh bắt và sửa chữa tàu thuyền.
3. Công tác quản lý kinh tế kỹ thuật của ngành chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng đánh bắt trong ngành. Hiệu quả đánh bắt chưa cao. Sản lượng cá tôm hao hụt còn lớn. Định mức sử dụng nhiên liệu đánh bắt cho 1 đơn vị sản phẩm thực hiện chưa tốt. Công tác sửa chữa tàu, thuyền thường bị kéo dài, chất lượng không bảo đảm. Do đó giá thành 1 đơn vị sản phẩm cao, lãi bị giảm ảnh hưởng đến tỷ lệ ăn chia của tài công và thủy thủ v.v…
Để từng bước khắc phục dần những mặt tồn tại nói trên một cách tích cực và vững chắc, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị cho Sở Thủy sản cùng các ngành có liên quan nhứt là Ủy ban Kế hoạch Thành phố, Sở Công nghiệp, Công ty Vật tư Tổng hợp, Sở Thương nghiệp, Ngân hàng thành phố phải nhanh chóng thực hiện những biện pháp cấp bách nhằm tăng cho được lực lượng đánh bắt để trong quý 3/79 đưa sản lượng đánh bắt và cung cấp cá tôm cho thành phố như sau :
1- Sở Thủy sản phải phối hợp chặt chẽ với Sở Công nghiệp tập trung mọi khả năng kể cả huy động mọi lực lượng hiện có ở quận, huyện (hợp tác xã, tổ hợp, cá thể) có khả năng sửa chữa để tổ chức một đợt cao điểm sửa chữa và cải hon toàn bộ 78 tàu hư và tàu tịch thu của tư sản vượt biên để đưa đi đánh bắt trong 6 tháng cuối năm 1979.
Với 29 tàu đã được Ủy ban nhân dân thành phố duyệt cấp kinh phí ngày 12/4/1979 chưa thực hiện, Sở phải chủ động liên hệ các ngành có liên quan xin rút kinh phí và cấp vật tư thiết bị để sửa chữa ngay. Ủy ban Kế hoạch thành phố có trách nhiệm theo dõi giải quyết kịp thời các mặt mất cân đối giúp Sở Thủy sản hàon thành tốt nhiệm vụ.
Còn 49 tàu chưa lập dự toán, Sở Thủy sảncho nghiên cứu gấp kế hoạch sửa chữa cụ thể, đạt chất lượng đánh bắt theo yêu cầu từng đoàn tàu, lập cân đối kinh phí, vật tư thiết bị báo cáo Ủy ban kế hoạch thành phố và các ngành liên quan xem xét trình Ủy ban nhân dân thành phố duyệt y trong tháng 7 năm 1979. Ủy ban Kế hoạch thành phố và các Sở Tài chánh, Ngân hàng kiến thiết thành phố, Công ty Vật tư tổng hợp có trách nhiệm cử người theo dõi chặt chẽ đợt sửa chữa này để kiểm tra phát hiện và giúp đỡ kịp thời cho Sở Thủy sản hoặc báo cáo xin chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố khi cần thiết ;
2. Số tàu đ1ng mới Sở Thủy sản cần rút kinh nghiệm và hết sức tranh thủ sự chỉ đạo Bộ Hải sản để giúp ta những phương tiện kỹ thuật, nghi khí hàng hải đánh cá ;
3. Sở Thủy sản nhanh chóng nghiên cứu kế hoạch toàn diện để xây dựng từng bước vững chắc các cơ sở hậu cần cho ngành (kể cả ở Duyên Hải).
Có kế hoạch xin thu gom và hợp đồng sản xuất các phụ tùng thiết bị chuyên dùng để phục vụ công tác bảo dưỡng sửa chữa của ngành. Cải tiến và chuyển hướng các tàu không phù hợp với nhiệm vụ, các tàu không đủ tiêu chuẩn ra biển để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và tư liệu sản xuất ;
4. Thực hiện các biện pháp chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, tài công và thủy thủ các tàu đánh bắt của ngành thủy sản :
- Ủy nhiệm cho Sở Thủy sản cùng các Sở Tài chánh, Lao động… nghiên cứu ban hành tạm thời cho áp dụng “Chính sách tăng thu nhập cho thủy thủ đánh cá quốc doanh” càng sớm càng tốt. Quá trình thực hiện cần theo dõi sơ kết để phát huy mặt tích cực và bổ khuyết những mặt tiêu cực được kịp thời. Khi hoàn chỉnh Sở Thủy sản có trách nhiệm tổng kết báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố cho ban hành chính thức ;
- Sở Thủy sản cùng các Sở Công an, Quản lý nhà đất, Lương thực, Thương nghiệp và Sở Ăn uống và khách sạn giải quyết đăng ký hộ khẩu, khu nhà ở, cấp lương thực, các trang bị bảo hộ lao động cần thiết (áo mưa, ủng cao su, găng tay), nhu yếu phẩm, câu lạc bộ… cho thủy thủ theo các chế độ hiện hành và phù hợp điều kiện của thành phố ;
- Các tổ chức Công đoàn, Thanh niên và Phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ trong ngành thủy sản cần tăng cường hoạt động chính trị, giáo dục thời sự chính sách và tổ chức nghỉ ngơi hàng năm cho cán bộ thủy thủ trong ngành.
5. Củng cố và tăng cường công tác nghiệp vụ quản lý kinh tế kỹ thuật của ngành theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hết sức chú trọng đến công tác tổng kết để hướng dẫn và chỉ đạo vùng đánh bắt và kỹ thuật đánh bắt có năng suất cao. Xây dựng và thực hiện tốt các định mức kinh tế - kỹ thuật trong ngành thủy sản. Phải ngăn chặn và loại hẳn việc lấy cắp xăng dầu và đưa cá tôm bán thị trường tự do : Bảo đảm tỷ lệ cá tôm đưa ra khâu lưu thông phân phối và tiêu thụ ngày càng cao và đảm bảo chất lượng, đẩy mạnh công tác chế biến để tận dụng phục vụ đời sống ;
6. Tiếp tục tăng cường và củng cố công tác bảo vệ trên các đoàn tàu đi đánh bắt kết hợp công tác an ninh quân sự bảo vệ bờ biển của ta.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp trên đây Sở Thủy sản có trách nhiệm báo cáo kịp thời những kết quả và tồn tại, khó khăn để Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo. Các cơ quan tổng hợp tùy theo chức năng của mình có trách nhiệm phát hiện kịp thời những mặt cần uốn nắn và bổ khuyết để giúp đỡ ngành thủy sản hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.-
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Quyết định 4340/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 4340/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh