ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2003/CT-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 06 năm 2003 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG CÔNG ÍCH THÀNH PHỐ.
Căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước ; Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ ;
Căn cứ Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 01 năm 2001 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước ;
Căn cứ Thông tư số 04/2003/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 02 năm 2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tiền lương và phụ cấp trong các doanh nghiệp ;
Xét đề nghị của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố tại tờ trình số 1287/TT-LS ngày 08 tháng 5 năm 2003 về việc tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích thành phố ;
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ thị như sau :
1. Cho phép các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích được thành lập theo Nghị định số 56/CP ngày 02 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ và Chỉ thị số 39/CT-UB ngày 02 tháng 12 năm 1996 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện chế độ tiền lương theo Nghị định số 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ, Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ, cụ thể như sau :
+ Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm như doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Nếu doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận (áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động nhận kinh phí từ ngân sách thành phố cấp) thì điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm là không làm giảm khối lượng nhiệm vụ, công việc được Nhà nước giao hoặc theo đơn đặt hàng. Mức lương tối thiểu được áp dụng là mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng cộng với hệ số điều chỉnh tăng thêm 0,1 bằng 319.000 đồng.
2. Giao cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố làm thường trực phối hợp với các Sở quản lý Ngành, Tổng Công ty thành phố, Ủy ban nhân dân các quận-huyện, Sở Tài chánh-Vật giá thành phố và Ban Tổ chức Chính quyền thành phố tổ chức xét duyệt định mức lao động, thẩm định và giao đơn giá tiền lương cho các doanh nghiệp đảm bảo các quy định chung và thu nhập của người lao động không giảm so với các năm trước.
3. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố có trách nhiệm tổng hợp tình hình xét duyệt định mức lao động, thẩm định và giao đơn giá tiền lương cho các doanh nghiệp và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
4. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2003.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị các Sở quản lý Ngành, Tổng Công ty thành phố, Ủy ban nhân dân các quận-huyện và các doanh nghiệp Nhà nước phản ánh về Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Công văn 1275/UBND-GT năm 2013 áp dụng mức lương để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2 Thông tư 04/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh tiền lương và phụ cấp trong các doanh nghiệp do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 05/2001/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Nghị định 03/2001/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 28/CP về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước
- 5 Nghị định 28-CP năm 1997 về việc đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước
- 6 Nghị định 56-CP năm 1996 về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích