BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-BGTVT | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2016 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN HÀNG HẢI VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Trong thời gian vừa qua, đã xảy ra một số vụ tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng làm tổn thất lớn về tài sản đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy mang cấp VR-SB. Nguyên nhân ban đầu của các vụ tai nạn cho thấy, vùng hoạt động của phương tiện không đúng với giới hạn vùng hoạt động cho phép hoặc vượt quá giới hạn sóng gió cho phép. Đặc biệt, đối với phương tiện thủy mang cấp VR-SB khi hoạt động quá vùng giới hạn cho phép trên biển và không tuân thủ các quy định về quản lý cấp phép, xếp hàng hóa, các trang thiết bị an toàn trên tàu và số người đi trên tàu không đúng với khai báo thực tế.
Để đảm bảo an toàn hàng hải, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ thị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam:
1.1. Chỉ đạo các Cảng vụ tăng cường công tác giám sát tàu biển, phương tiện thủy mang cấp VR-SB hoạt động trong khu vực vùng nước quản lý. Đặc biệt, chú trọng giám sát công tác xếp, dỡ hàng hóa, đảm bảo hàng hóa được xếp, chằng buộc theo đúng quy định, đúng trọng tải cho phép; thuyền viên bảo đảm theo định biên an toàn tối thiểu và có đầy đủ chứng chỉ chuyên môn; thuyền viên, hành khách đi trên phương tiện theo đúng số lượng khai báo khi làm thủ tục đi, đến và phù hợp với bố trí trang thiết bị cứu sinh của phương tiện.
1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật hàng hải, đường thủy nội địa tới các doanh nghiệp, chủ tàu, thuyền viên để nâng cao ý thức về an toàn hàng hải, đường thủy nội địa.
1.3. Tăng cường công tác kiểm tra các tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa, phương tiện thủy mang cấp VR-SB về trang thiết bị an toàn, công tác thực tập ứng phó các tình huống khẩn nguy của thuyền viên; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không cho phương tiện rời cảng khi có các khiếm khuyết nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn chưa được khắc phục.
1.4. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực thi công vụ của các công chức, viên chức thuộc các Cảng vụ trong công tác quản lý nhà nước về cấp phép cho tàu thuyền ra vào cảng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thường xuyên tổ chức tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các công chức, viên chức thuộc các Cảng vụ.
1.5. Chỉ đạo các Cảng vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị Đăng kiểm tăng cường kiểm tra đột xuất để đảm bảo tàu biển, phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật theo Giấy Chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã được cấp. Giám đốc các Cảng vụ chịu trách nhiệm nếu để các tàu biển, phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB vào, rời bến không đúng các quy định của pháp luật.
1.6. Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để nâng cao an toàn cho các phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB.
2.1. Chỉ đạo các Chi cục đăng kiểm chú trọng nâng cao chất lượng đăng kiểm tàu biển, phương tiện thủy mang cấp VR-SB và các phương tiện thủy khác để hạn chế các trường hợp sự cố liên quan đến kỹ thuật của phương tiện trong quá trình hoạt động.
2.2. Tăng cường kiểm tra việc thực thi công vụ của các đăng kiểm viên trong công tác đăng kiểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
2.3. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật tàu biển và phương tiện thủy theo hướng nâng cao tiêu chuẩn an toàn cho thuyền viên và hành khách, từng bước tiệm cận với những yêu cầu tối thiểu của Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
2.4. Tăng cường công tác hướng dẫn các doanh nghiệp, chủ tàu về các quy định liên quan đến công tác an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.
2.5. Chủ trì, phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Công ty TNHH MTV Điện tử Hàng hải Việt Nam nghiên cứu đề xuất việc quy định bổ sung các thiết bị thông tin liên lạc để đảm bảo kiểm soát các tàu biển, phương tiện mang cấp VR-SB đi đúng vùng hoạt động. Qua đó, có biện pháp cảnh báo, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các phương tiện vi phạm vùng hoạt động; báo cáo Bộ trước ngày 31/12/2016.
2.6. Chủ trì, phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam sơ kết, đánh giá việc thực hiện Thông tư số 06/2015/TT-BGTVT ngày 02/4/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về vùng hoạt động của tàu biển chở hàng trong Vịnh Bắc Bộ; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung (nếu có); báo cáo Bộ trong tháng 01 năm 2017.
3. Các Chủ tàu, Công ty quản lý, khai thác tàu biển và phương tiện thủy nội địa:
3.1. Tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
3.2. Chỉ đạo Thuyền trưởng của tàu nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình; đặc biệt khai báo trung thực, chính xác các thông tin yêu cầu khi làm thủ tục cho tàu đến và đi (đặc biệt thông tin liên quan đến thuyền viên, hành khách và hàng hóa); bảo đảm các phương tiện hoạt động đúng vùng hoạt động cho phép, đúng giới hạn cấp song, gió; hàng hóa được xếp, chằng buộc theo đúng quy định và chở đúng tải trọng được phép chuyên chở để bảo đảm an toàn cho tàu và phương tiện trong suốt chuyến hành trình.
3.3. Chịu trách nhiệm khi để Thuyền trưởng vi phạm các quy định về: xếp dỡ hàng hóa, đưa hành khách lên xuống tàu, tải trọng được phép chuyên chở, khai báo các thông tin không đúng quy định.
3.4. Chú trọng tuyển dụng thuyền viên có trình độ, năng lực làm việc trên tàu; bố trí đủ thuyền viên làm việc trên tàu, thuyền viên phải có đủ các chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
3.5. Tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị hạn chế các sự cố khi phương tiện đang hoạt động; tổ chức huấn luyện, thực tập để sẵn sàng ứng phó các tình huống khẩn nguy.
4. Trách nhiệm của Doanh nghiệp Cảng:
Doanh nghiệp Cảng chỉ được xếp khối lượng hàng hóa lên tàu theo đúng trọng tải của tàu biển và phương tiện thủy được phép chở; hàng hóa được xếp xuống đúng loại tàu và phương tiện thủy theo quy định; hàng hóa được xếp, chằng buộc theo đúng các quy định, hướng dẫn về đóng gói và chằng buộc hàng hóa trước khi cho tàu rời cảng.
Tăng cường kiểm tra và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, sát hạch và cấp Chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện; chấp thuận và quản lý chặt kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch.
Rà soát, tổng hợp các hành vi, vi phạm mới của tàu biển và phương tiện mang cấp VR-SB vận tải nội địa, chủ cảng để bổ sung vào dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa.
Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ quan, đơn vị về việc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Công tác bảo đảm an toàn hàng hải và an toàn đường thủy nội địa là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu của Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 237/VPCP-CN năm 2019 về Đề án “Các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 14/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 06/2015/TT-BGTVT Quy định về vùng hoạt động của tàu biển chở hàng trong Vĩnh Bắc Bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Công văn 13766/BGTVT-TC năm 2014 về dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Quyết định 2058/QĐ-BGTVT năm 2012 công bố xếp loại doanh nghiệp năm 2011 cho Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1 Quyết định 2058/QĐ-BGTVT năm 2012 công bố xếp loại doanh nghiệp năm 2011 cho Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Công văn 13766/BGTVT-TC năm 2014 về dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Thông tư 14/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Công văn 237/VPCP-CN năm 2019 về Đề án “Các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 12473/BGTVT-ATGT năm 2021 về tăng cường đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành