ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 31 tháng 3 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ, HIỆU LỰC CÔNG TÁC THANH TRA; TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHẰM CHỦ ĐỘNG NGĂN NGỪA CÁC HÀNH VI TIÊU CỰC, THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ; THỰC HIỆN ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CUNG CẤP THÔNG TIN
Trong thời gian qua các tổ chức thanh tra, công chức thanh tra trên địa bàn tỉnh đã có những cố gắng nỗ lực, thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngành thanh tra vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, giáo dục công tác thanh tra chưa sâu rộng, một bộ phận công chức thanh tra trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, việc xây dựng chương trình công tác thanh tra có nơi chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, công tác phối hợp tổ chức thanh tra và xử lý qua thanh tra chưa đồng bộ, việc cung cấp thông tin cho cơ quan bao chí chưa thống nhất.
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra; tăng cường quản lý đối với hoạt động thanh tra nhằm chủ động ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; đồng thời thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về chế độ cung cấp thông tin trong quá trình thanh tra, điều tra. Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng chống tham nhũng, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh chỉ thị:
1. Yêu cầu Chánh thanh tra tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức thanh tra thực hiện tốt các nội dung công tác sau:
1.1 Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức ngành thanh tra và nhân dân nâng cao nhận thức về công tác thanh tra là phương thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, mục đích của thanh tra nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý vi phạm, đảm bảo cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ và chấp hành đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hoạt động của quản lý Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
1.2 Tiếp tục kiện toàn tổ chức thanh tra theo đúng quy định hiện hành của Luật Thanh tra và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra; củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng công chức thanh tra nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ thanh tra có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất, lối sống trong sáng, có trình độ chuyên môn và có tinh thần, trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ; thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với công chức thanh tra; tăng cường cơ sở vật chất, nguồn kinh phí nâng cao năng lực hoạt động thanh tra;
1.3 Các tổ chức thanh tra trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình chủ động xây dựng chương trình thanh tra, kế hoạch kiểm tra hằng năm trình thủ trưởng cơ quan quản lý phê duyệt; chương trình công tác thanh tra phải bám sát yêu cầu của quản lý từng cấp, từng ngành và định hướng công tác của Thanh tra Chính phủ, Bộ, ngành. Kế hoạch thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực tham nhũng, lãng phí, được nhân dân và dư luận xã hội quan tâm; gắn công tác thanh tra với việc giải quyết tố cáo và đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng có hiệu quả;
1.4 Thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và Ủy ban Kiểm tra Đảng các cấp trong quá trình thực thi công vụ. Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ hướng dẫn thanh tra các sở, ngành, huyện, thành phố để khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp, đảm bảo chương trình, kế hoạch thanh tra sát hợp và thực hiện hiệu quả;
1.5 Cải cách thủ tục thanh tra hành chính trong hoạt động thanh tra theo hướng nhanh gọn, rút ngắn thời gian thanh tra, nâng cao hơn nữa chất lượng thanh tra. Các hành vi vi phạm phát hiện thanh tra phải được kiến nghị và xử lý kịp thời, đúng pháp luật. Tổ chức tốt việc kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các kết luận thanh tra và quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo gắn công tác thanh tra với hoạt động quản lý ở từng cấp, từng ngành phục vụ trực tiếp và thiết thực cho hoạt động quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước;
1.6 Tất cả các cuộc thanh tra, kiểm tra đều phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; kết thúc cuộc thanh tra phải thiết lập hồ sơ, báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra phải được công bố công khai tại đơn vị được thanh tra; các ý kiến của đơn vị được thanh tra phải phản ánh đầy đủ trong biên bản công bố kết luận thanh tra theo đúng trình tự quy định của pháp luật thanh tra;
1.7 Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành có tổ chức thanh tra, điều tra có trách nhiệm chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc khi cung cấp thông tin về kết luận thanh tra, kết luận điều tra cho các cơ quan báo chí phải đảm bảo khách quan, chính xác và thực hiện đúng Quyết định số 77/2007/QĐ-TTG ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quy chế Đoàn Thanh tra ban hành kèm theo Quyết định số 2151/200/QĐ-TTCP ngày 10 tháng 11 năm 2006; Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành kèm theo Quyết định số 2016/QĐ-TTCP ngày 26 tháng 9 năm 2007 của Tổng Thanh tra.
2. Giao Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội dung Chỉ thị, định kỳ báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký và được phổ biến rộng rãi trên trang điện tử Ninh Thuận, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Thuận./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2017 về tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên các lĩnh vực nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời hành vi tham nhũng, tiêu cực do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Quyết định 1290/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017-2020
- 3 Quyết định 1054/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng do tỉnh Bình Phước ban hành
- 4 Quyết định 2016/2007/QĐ-TTCP ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 77/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP ban hành Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra ban hành
- 7 Luật Thanh tra 2004
- 8 Chỉ thị 22/2001/CT-UB về tăng cường quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra do tỉnh lào Cai ban hành
- 9 Chỉ thị 20/CT-UB thực hiện Nghị quyết 26/HĐBT về tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Chỉ thị 20/CT-UB thực hiện Nghị quyết 26/HĐBT về tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Chỉ thị 22/2001/CT-UB về tăng cường quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra do tỉnh lào Cai ban hành
- 3 Quyết định 1054/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng do tỉnh Bình Phước ban hành
- 4 Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2017 về tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên các lĩnh vực nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời hành vi tham nhũng, tiêu cực do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5 Quyết định 1290/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017-2020