ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND | Lai Châu, ngày 13 tháng 9 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ ĐẨY MẠNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN ĐỂ CƠ BẢN HOÀN THÀNH TRONG NĂM 2013 THEO YÊU CẦU CỦA QUỐC HỘI KHÓA XIII
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Lai Châu đã thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Trung tâm Phát triển quỹ đất các huyện, thị để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, công tác giải phóng mặt bằng; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân theo Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội. Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận toàn tỉnh mới đạt 55,97 % diện tích thống kê hiện trạng đất đai năm 2011, 58,17% diện tích cần cấp (thấp nhất trong 63 tỉnh thành của cả nước), cụ thể: Đất sản xuất nông nghiệp cấp đạt 24,07%, đất lâm nghiệp cấp đạt 64,98%, đất nuôi trồng thủy sản cấp đạt 33,43%, đất ở nông thôn cấp đạt 27,48%, đất ở đô thị cấp đạt 28,82%, đất chuyên dùng đạt 29,20 % so với diện tích cần cấp Giấy chứng nhận.
Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kinh phí thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính ban đầu, xác định diện tích các loại đất, chủ sở hữu hợp pháp để đăng ký cấp Giấy chứng nhận; hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các cấp, nhất là cấp huyện còn hạn chế năng lực, thiếu cán bộ và trang thiết bị; thủ tục cấp Giấy chứng nhận ở một số huyện thị chậm được đổi mới, còn phiền hà, phức tạp, vượt quá thời gian quy định; tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và xây dựng còn phổ biến, ý thức chấp hành pháp luật trong việc đăng ký đất đai của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất chưa nghiêm; một số cấp ủy chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác cấp giấy chứng nhận.
Để cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận vào năm 2013 theo theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức có liên quan tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011, Công văn số 2419/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 13/7/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó cần khẩn trương, chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm:
- Khẩn trương hoàn thành việc rà soát, thống kê toàn bộ hồ sơ địa chính, tổng hợp số liệu đo đạc bản đồ địa chính, số liệu cấp Giấy chứng nhận bằng các hình thức từ trước đến nay theo từng xã, phường, thị trấn theo nội dung chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 349/UBND-CN ngày 12/4/2012;
- Thống kê phân loại các hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và hồ sơ đăng ký biến động đất đai đã tiếp nhận chưa giải quyết để xác định rõ nguyên nhân tồn đọng và có biện pháp giải quyết dứt điểm để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc cấp Giấy chứng nhận ở địa phương; giao chỉ tiêu hoàn thành cấp Giấy chứng nhận cho từng xã, phường, thị trấn và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng trong năm 2012 và năm 2013 cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận các loại đất chính (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất chuyên dùng) và năm 2014 cơ bản hoàn thành rà soát, cấp Giấy chứng nhận đất phát triển lâm nghiệp;
- Tập trung bóc tách chi tiết các loại đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm khác; đất công cộng trong khu dân cư; xác định chính xác diện tích các lại đất đã đưa vào sử dụng, chủ sở hữu hợp pháp theo pháp luật để thực hiện cấp Giấy chứng nhận;
- Nơi đã có bản đồ địa chính phải sử dụng triệt để cho cấp Giấy chứng nhận; nơi chưa có bản đồ địa chính thì tận dụng các loại bản đồ, sơ đồ giải thửa cũ hoặc thực hiện trích đo địa chính để cấp giấy chứng nhận, không chờ đo vẽ bản đồ địa chính theo dự án tổng thể để đạt tỷ lệ cấp giấy trên 80% vào năm 2013;
- Chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận đất tái định cư, đất sản xuất của các dự án thủy điện Sơn La, Huổi Quảng, Bản Chát và hoàn thành cấp Giấy chứng nhận đất trồng cao su, trồng chè ngay trong năm 2012;
- Rà soát đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng đã giao, cấp Giấy chứng nhận với quy hoạch phân cấp 3 loại rừng và thực hiện giao, cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
- Tăng cường nhân lực cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (huyện thị khó khăn về lực lượng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ); chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã chủ động tổ chức cho người sử dụng đất kê khai đăng ký đất đai, không thụ động chờ người sử dụng đất đến làm thủ tục đăng ký như trước đây. Việc xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận của cấp huyện phải được lồng ghép, đồng thời với quá trình thẩm tra, xét duyệt của cấp xã để đảm bảo thời gian cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
- Những vùng chưa có hồ sơ địa chính, có biến động lớn về đất đai (như đất ruộng bậc thang, trồng cao su, chè, đất ở nông thôn...) cần đo đạc, lập hồ sơ địa chính; các huyện thị tổng hợp rõ vị trí, khối lượng cần đo đạc, số Giấy chứng nhận, nhu cầu các trang thiết bị và kinh phí gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Phối hợp với các huyện, thị xã tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ hồ sơ địa chính, tổng hợp số liệu đo đạc bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận theo các hình thức từ trước đến nay; xác định diện tích các loại đất chính để xây dựng kế hoạch cấp Giấy chứng nhận năm 2012-2013 của các huyện, thị xã theo yêu cầu của Quốc hội khóa XIII báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30/9/2012;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu hoàn thành cấp Giấy chứng nhận cho từng huyện và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh trong năm 2012 và năm 2013; tăng cường cán bộ chuyên môn hỗ trợ các huyện, thị xã và có các giải pháp cụ thể để hướng dẫn các huyện thị đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân theo kế hoạch;
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và công nghệ thông tin cho đội ngũ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tập trung hoàn thành cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức trong năm 2013;
- Cung cấp bổ sung hồ sơ địa chính cho các huyện, thị xã để tổ chức cấp Giấy chứng nhận. Đề xuất đầu tư máy móc, phần mềm cấp giấy chứng nhận cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí về đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận, thống nhất với Sở Tài chính, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ bổ sung năm 2012 và năm 2013;
- Phối hợp với các huyện, thị tổ chức thực hiện cấp Giấy chứng nhận theo dự án tổng thể ở các huyện, thị. Năm 2012 cơ bản hoàn thành ở thị xã Lai Châu, huyện Than Uyên, huyện Sìn Hồ. Chỉ tập trung đo đạc, lập hồ sơ địa chính các loại đất chính ở khu vực chưa có hồ sơ địa chính như Phong Thổ, Mường Tè hoặc những nơi có biến động lớn về đất đai (như đất trồng lúa nước, nương có bờ mới khai hoang, đất trồng cao su, đất chè, đất đô thị...);
- Thực hiện xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc, thống kê chi tiết hiện trạng sử dụng đất các Công ty chè để cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận trong năm 2012 theo Thông tư số 59/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính và Công văn số 2053/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thực hiện rà soát đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng đã giao, cấp Giấy chứng nhận với quy hoạch phân cấp 3 loại rừng: Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất quy hoạch thành đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đã cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng có hiệu quả thì tiếp tục được sử dụng; trường hợp sử dụng không hiệu quả, không có nhu cầu thì thu hồi và giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ các huyện, thị xã đại diện Nhà nước làm chủ sở hữu, Ban Quản lý rừng phòng hộ khoán ổn định cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng. Đối với rừng sản xuất và quy hoạch thành đất rừng sản xuất chưa cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân thì giao, cho thuê đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư sản xuất lâm nghiệp, trường hợp đã giao, cho thuê nhưng sau 12 tháng không đưa đất vào sử dụng thì thu hồi theo quy định; các Doanh nghiệp chỉ được giao khi có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Giấy chứng nhận đầu tư); tập trung chỉ đạo làm điểm tại huyện Sìn Hồ và thị xã Lai Châu.
- Thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và thống kê đất đai hàng năm, đặc biệt là số liệu đất đai sau đo đạc, cấp Giấy chứng nhận, để cung cấp cho các cấp, các ngành, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Cân đối, bố trí đủ kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm dành tối thiểu 10% tổng số thu từ đất cho công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính để cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
- Thống nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường, tổng hợp nhu cầu kinh phí về đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính phân bổ bổ sung năm 2012 và năm 2013;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đề xuất sửa đổi các quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí liên quan đến các hoạt động của hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thẩm định bổ sung kinh phí địa phương để thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính ở những nơi có biến động lớn về đất đai; cấp Giấy chứng nhận đất trồng cao su, đất trồng chè; đo đạc, cắm mốc xác định ranh giới các lâm nông trường; rà soát đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng ngay trong năm 2012;
- Hướng dẫn và bố trí kinh phí hàng năm cho việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và thống kê đất đai.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận cho từng huyện và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận vào năm 2013;
- Thống nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, tổng hợp nhu cầu kinh phí về đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận, để phân bổ bổ sung năm 2012 và năm 2013.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Rà soát, thống nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường diện tích hiện trạng và định hướng phát triển các loại đất chính trong đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp của từng xã, phường, thị trấn;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường quy định về trình tự thủ tục về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất và cấp Giấy chứng nhận đất lâm nghiệp theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2011;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát về quy hoạch 3 loại rừng, về giao đất, thuê đất, cấp Giấy chứng nhận đất lâm nghiệp để tham mưu cho tỉnh về cơ chế phát triển rừng.
6. Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức liên quan có trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này, báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ hàng quý về Sở Tài nguyên và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 1955/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2 Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong việc xác định nghĩa vụ tài chính khi thực hiện thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cho thuê mặt nước, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 3 Quyết định 33/2016/QĐ-UBND quy định đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã tham gia giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Công văn 2419/BTNMT-TCQLĐĐ đẩy mạnh cấp Giấy chứng nhận để cơ bản hoàn thành trong năm 2013 theo yêu cầu của Quốc hội khóa XIII do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5 Nghị quyết 30/2012/QH13 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII
- 6 Thông tư 59/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư 46/2005/TT-BTC hướng dẫn về tài chính khi sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn về giao, thuê rừng gắn liền với giao, thuê đất lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9 Nghị quyết số 07/2007/QH12 về việc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 do Quốc hội ban hành
- 1 Quyết định 33/2016/QĐ-UBND quy định đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã tham gia giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Quyết định 1955/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3 Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong việc xác định nghĩa vụ tài chính khi thực hiện thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cho thuê mặt nước, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre