UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND | Hưng Yên, ngày 16 tháng 12 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH NHẰM BÌNH ỔN GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG, BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP NGỌ 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để quản lý, điều hành bình ổn giá và đảm bảo trật tự an toàn xã hội Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 như sau:
1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền về công tác kiểm tra thị trường, kiểm soát giá cả, bình ổn giá đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thuộc lĩnh vực ngành, cấp mình phụ trách. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, tăng lượng hàng hóa đảm bảo chất lượng ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng để ổn định giá bán hàng hóa, dịch vụ. Không để xảy ra hiện tượng lợi dụng sự biến động của thị trường đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Tuyên truyền, khuyến khích đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu dùng hàng nội địa, tổ chức các hoạt động vận động tiêu dùng hàng Việt Nam.
- Thực hiện các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, nghiêm cấm việc lợi dụng kiểm tra, kiểm soát thị trường gây phiền hà, ách tắc làm ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu của nhân dân, đặc biệt vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp lưu thông hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
- Theo chức năng, nhiệm vụ triển khai các biện pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá (đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá… ), chú trọng các mặt hàng thiết yếu như: gạo, lương thực, thực phẩm, sữa, thuốc chữa bệnh cho người, xăng dầu, gas, cước vận chuyển hành khách… của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về giá theo quy định Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Sở Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Chủ động theo dõi sát diễn biến cung - cầu hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu, kịp thời báo cáo và đề xuất UBND tỉnh biện pháp cụ thể đảm bảo đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, gây đột biến giá cả thị trường.
- Chủ động thành lập các Đoàn kiểm tra thuộc thẩm quyền, đề xuất thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo chức năng của sở, trong đó chú trọng kiểm tra các đơn vị tham gia chương trình bình ổn thị trường.
- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, hàng cấm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; các hành vi đầu cơ, tích trữ hàng hóa bất hợp pháp để trục lợi, cân đo thiếu chính xác; đăng ký, kê khai giá, niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết.
3. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Công Thương triển khai có hiệu quả chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh, chủ động tham mưu UBND tỉnh có phương án kịp thời nhằm ổn định thị trường; đồng thời, căn cứ thẩm quyền và điều kiện thực tế, khả năng tài chính của địa phương để tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá tại địa phương. Đánh giá hiệu quả các biện pháp và chương trình bình ổn giá đã và đang thực hiện để tham mưu, trình UBND tỉnh quyết định triển khai có hiệu quả các biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, găm hàng gây tăng giá đột biến bất hợp lý tại địa phương.
- Thông báo danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh thuộc diện phải đăng ký, kê khai giá và hướng dẫn lập, gửi hồ sơ đăng ký giá, kê khai kịp thời, đúng quy định; công khai thông tin đăng ký giá, kê khai giá (theo mục IV, mục V Quyết định 1625/QĐ-BTC của Bộ Tài chính) trên trang thông tin điện tử Sở Tài chính và Cổng thông tin điện tử tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn và kiểm soát các phương án giá của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đóng trên địa bàn tỉnh khi doanh nghiệp thực hiện việc kê khai giá cước theo quy định tại Thông tư liên tịch số 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/8/2010 của Liên Bộ Tài chính và Giao thông Vận tải; rà soát tính toán các chi phí để xây dựng giá cước hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá thị trường và đảm bảo việc kê khai điều chỉnh giá cước (nếu có) phù hợp với tỷ lệ tác động của biến động giá yếu tố đầu vào, tránh lợi dụng giá xăng dầu tăng để tăng giá cước bất hợp lý.
- Chủ động thành lập các Đoàn kiểm tra thuộc thẩm quyền, đề xuất thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý nhà nước về giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với những hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá, hàng hóa dịch vụ phải đăng ký giá, kê khai giá.
- Phối hợp với Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước tỉnh tăng cường quản lý thu, kiểm soát thu, ngăn chặn việc trốn thuế, nợ đọng thuế và chuyển giá. Tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm; rà soát, ngừng các khoản chi, nội dung chi không chấp hành đúng quy định, thủ tục hồ sơ không đúng chế độ; các khoản chi không thực sự cấp bách, không thiết thực.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tham mưu UBND tỉnh các giải pháp khuyến khích đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu cho thị trường.
- Phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động có các phương án, biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; phát hiện kịp thời, xử lý có hiệu quả các ổ dịch, không để bùng phát, đặc biệt quan tâm đến các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực, thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm có mầm bệnh hoặc thuộc diện có dịch bệnh cần phải quản lý; tổ chức các chốt kiểm dịch động vật lưu động tại các tuyến giao thông trên địa bàn theo quyết định của tỉnh.
- Bảo đảm cung - cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, nhất là mặt hàng thịt lợn, thịt gà, lương thực, thực phẩm, rau quả…, đáp ứng kịp thời nhu cầu lương thực cho nhân dân.
5. Sở Y tế:
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng và quản lý giá thuốc chữa bệnh đối với nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc tư nhân đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
- Chủ động thực hiện phòng chống dịch bệnh; phối hợp với các sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đảm bảo khám chữa bệnh cho người nghèo, các đối tượng chính sách và nhân dân đặc biệt trong những ngày nghỉ và ngày lễ, tết; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện thu phí theo quy định tại các bệnh viện, cơ sở y tế.
6. Sở Giao thông Vận tải:
- Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị vận tải tăng cường năng lực vận chuyển hàng hóa và hành khách công cộng để phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện, đẩy mạnh các biện pháp tăng năng suất, giảm giá thành vận tải; phối hợp hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp chấp hành quy định về kê khai giá cước vận chuyển hành khách, thực hiện niêm yết giá, thu cước theo giá niêm yết.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện các tuyến vận chuyển khách, đặc biệt các tuyến xe buýt; giá cước vận tải hành khách trên các tuyến đường nội tỉnh. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
7. Công an tỉnh:
- Tập trung chỉ đạo các lực lượng thực hiện quyết liệt kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trong dịp Tết Nguyên đán; tăng cường tuần tra, kiểm tra tại những khu vực, địa bàn, tuyến đường trọng điểm; bảo đảm bình yên cho nhân dân trong dịp Tết.
- Chỉ đạo các lực lượng thuộc Công an tỉnh và Công an các huyện, thành phố tăng cường công tác đấu tranh ngăn chặn, triệt phá các ổ nhóm buôn lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng; ngăn chặn hành vi đầu cơ găm hàng, nâng giá kiếm lợi nhuận bất chính; các hoạt động sản xuất kinh doanh vi phạm vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; sản xuất, buôn bán, vận chuyển sử dụng các loại pháo, đèn trời. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý nhà nước về giá và phí, kiểm tra việc dự trữ và bán hàng bình ổn giá đối với các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, người nghèo, gia đình chính sách, người có công.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương; kết hợp tổ chức việc thăm hỏi, động viên vật chất, tinh thần cho gia đình nghèo, đối tượng chính sách, người neo đơn, cơ nhỡ trên địa bàn để mọi người được vui xuân đón Tết; vận động, khuyến khích các cơ quan, đoàn thể, đơn vị tham gia đóng góp thiết thực để hỗ trợ thêm cho những người khó khăn trong dịp Tết.
9. Cục Thuế tỉnh:
- Chỉ đạo, tăng cường quản lý thu, kiểm soát thu ngân sách nhà nước, kiểm tra thực hiện pháp luật về thuế, phí; kết hợp với việc kiểm tra thực hiện pháp luật về giá; kiểm tra, kiểm soát kê khai thuế, quyết toán thuế của các đơn vị, đặc biệt đối với đơn vị vừa qua được hưởng chính sách gia hạn, miễn, giảm, giãn thuế theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (Công an, Tài chính, Quản lý thị trường...) có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, chuyển giá; thực hiện đúng các quy định về giãn, giảm, miễn thuế cho các đối tượng đã được pháp luật quy định.
10. Chi Cục Hải quan:
Chỉ đạo giải quyết thông quan hàng hóa kịp thời, đúng quy định. Tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát; phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
11. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hưng Yên:
Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp điều hành lãi suất huy động, lãi suất cho vay, ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động; quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
12. Kho bạc Nhà nước tỉnh:
Tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước, đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy định. Kiểm soát chặt chẽ chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác trong nước và nước ngoài, chi phí mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố :
- Chủ động phối hợp với các sở, ngành chức năng chỉ đạo và có biện pháp hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh chuẩn bị đủ lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu của nhân dân; tổ chức việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa không để xẩy ra tình trạng thiếu các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của mọi tầng lớp nhân dân.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các phường, xã, thị trấn trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, về phí, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tình hình để đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán hàng lên cao, gây bất ổn định thị trường, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như: Y tế, giáo dục, cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh cho người và các loại hàng hóa là vật liệu đầu vào của sản xuất như: Xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ động vật, thực vật, thức ăn chăn nuôi…
- Tổ chức dự báo tình hình và chủ động nắm bắt diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, lượng hàng dự trữ của các đơn vị kinh doanh đóng trên địa bàn nhất là một số mặt hàng thiết yếu: Lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas, phân bón, thuốc chữa bệnh, sắt thép, xi măng, than, đường, muối... phát hiện những vấn đề bức xúc, nổi cộm để có giải pháp xử lý kịp thời.
- Kiên quyết giải tỏa các chợ cóc, tụ điểm kinh doanh trái phép, vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn.
14. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Hưng Yên:
- Thực hiện tốt công tác định hướng tuyên truyền, nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh và gắn với chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
- Thường xuyên tuyên truyền, chuyển tải các thông tin quy định của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, UBND tỉnh về quản lý thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ, chương trình bình ổn thị trường để các tổ chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh biết, nghiêm túc thực hiện. Phát hiện, đưa tin kịp thời những tin đồn thất thiệt về thị trường, giá cả gây tâm lý hoang mang trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các tổ chức cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này. Định kỳ ngày 20 hàng tháng, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị mình, gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường biện pháp bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2 Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường; chống buôn lậu, gian lận thương mại và bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 4 Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 do tỉnh Sơn La ban hành
- 5 Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội những tháng cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6 Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2013 tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 1625/QĐ-BTC năm 2012 về Quy trình đăng ký giá, kê khai giá tại Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính và tại Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- 8 Chỉ thị 16/2011/CT-UBND về tăng cường thực hiện biện pháp bình ổn giá cả thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 9 Nghị định 84/2011/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
- 10 Thông tư liên tịch 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1 Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội những tháng cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3 Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 do tỉnh Sơn La ban hành
- 4 Chỉ thị 16/2011/CT-UBND về tăng cường thực hiện biện pháp bình ổn giá cả thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 5 Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường; chống buôn lậu, gian lận thương mại và bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6 Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường biện pháp bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc