ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND | Bắc Kạn, ngày 24 tháng 8 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Thực hiện Văn bản số: 5635/BNN-TY ngày 01/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật.
Trong những năm gần đây, bệnh dại động vật đang có chiều hướng lây lan phức tạp ở nhiều địa phương trong địa bàn tỉnh. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn, năm 2015 trên địa bàn đã ghi nhận 834 người bị chó cắn, phải đi điều trị dự phòng và 01 người tử vong do bệnh dại (xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới); riêng 07 tháng đầu năm 2016 có 964 người bị chó, mèo cắn phải đi điều trị dự phòng và 02 người tử vong do bệnh dại (tại huyện Chợ Mới và huyện Na Rì). Trong số 954 con chó, mèo đã cắn 964 người có 219 con mắc bệnh dại, nghi dại. Nguyên nhân chủ yếu là do chó nuôi thả rông, không đeo rọ mõm, đàn chó nuôi không được tiêm phòng bệnh dại, tỉ lệ tiêm phòng đạt thấp như: Huyện Na Rì đạt 41%, huyện Ba Bể đạt 43 %, huyện Ngân Sơn đạt 43%,... Nguy cơ bệnh dại động vật bùng phát trên địa bàn trong thời gian tới rất cao. Để chủ động phòng, chống bệnh dại động vật lây sang người trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, các Sở, Ngành chức năng liên quan của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định tại các Nghị định của Chính phủ: Số: 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 về phòng chống bệnh dại ở động vật, số: 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Thông tư số: 07/2016/TT-BNNPNTN ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn; Quyết định số: 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát phòng, chống bệnh dại trên người; Thông tư liên tịch số: 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y:
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt các nội dung đã được phê duyệt tại Quyết định số: 242/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Phương án phòng, chống dịch Cúm gia cầm, dịch Tai xanh lợn (PRRS), dịch Lở mồm long móng gia súc và bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2016.
- Triển khai ngay tiêm phòng bổ sung vắc xin bệnh dại cho đàn chó, mèo, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng phải đạt trên 80% so với tổng đàn tại những vùng đông dân cư nuôi chó, mèo tập trung và những vùng có nguy cơ cao hoặc vùng đã xảy ra bệnh dại trên động vật lây sang người; thực hiện kiểm dịch vận chuyển lưu thông chó, mèo trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Khi phát hiện có động vật nghi mắc bệnh dại tiến hành kiểm tra xác minh và cùng chính quyền cơ sở xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan rộng.
3. Sở Tài chính chủ động cân đối, bố trí nguồn kinh phí kịp thời phục vụ cho công tác tiêm phòng dại bổ sung cho đàn chó, mèo và chống bệnh dại động vật năm 2016.
4. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố giám sát dịch bệnh dại trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền để người dân tại các địa phương nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân khi bị chó, mèo nghi mắc bệnh dại cào, cắn chủ động đến cơ sở y tế điều trị dự phòng.
5. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn tăng cường thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống bệnh dại động vật lây sang người, cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh dại trên động vật đến tính mạng con người để chủ nuôi chó, mèo nghiêm túc thực hiện việc tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nuôi tại gia đình theo quy định.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tổ chức thống kê, rà soát số lượng chó, mèo nuôi trên địa bàn; chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo ngay trong tháng 9, 10 năm 2016 đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% so với tổng đàn; giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dại trên động vật nuôi thuộc địa bàn quản lý. Nghiêm cấm việc nuôi chó thả rông, tổ chức tiêu diệt chó mắc bệnh, nghi mắc bệnh dại và chó lạ không rõ chủ.
- Vận động nhân dân nuôi chó phải xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt; chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
7. Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch động vật tỉnh xuống địa bàn đã được phân công phụ trách để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh dại ở động vật.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại do tỉnh Hải dương ban hành
- 2 Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh dại do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3 Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2017 thực hiện "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017-2021" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Quyết định 242/QĐ-UBND về Phương án phòng, chống dịch Cúm gia cầm, dịch Tai xanh lợn (PRRS), dịch Lở mồm long móng gia súc và bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2016
- 7 Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật do tỉnh Bình Dương ban hành
- 8 Quyết định 1622/QĐ-BYT năm 2014 phê duyệt Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 10 Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
- 11 Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12 Nghị định 05/2007/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật
- 1 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 2 Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3 Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4 Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2017 thực hiện "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017-2021" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5 Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh dại do tỉnh Thái Bình ban hành
- 6 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại do tỉnh Hải dương ban hành