ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND | Lai Châu, ngày 07 tháng 8 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
Trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh có 703 trường hợp bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2016, đặc biệt tại huyện Than Uyên số người bị chó cắn phải tiêm phòng dại tăng trên 300%, Tân Uyên tăng trên 100%. Hiện nay, công tác tiêm phòng dại cho đàn chó ở nhiều nơi đạt tỷ lệ thấp so với tổng đàn như huyện Sìn Hồ (32%), Nậm Nhùn (49%), Than Uyên, Phong Thổ (53%); công tác quản lý chó nuôi bị buông lỏng, nhiều xã không thống kê đàn chó, không có danh sách hộ nuôi chó; việc nuôi chó thả rông vẫn còn rất phổ biến; mặt khác, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho bệnh Dại phát triển.
Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh dại; Thông báo số 3437/TB-BNN-VP ngày 11/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám tại Hội nghị triển khai “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021”. Để tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại, đặc biệt là tập trung quản lý chặt chẽ đàn chó và nâng cao tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó nuôi, chủ động ngăn chặn có hiệu quả bệnh Dại bùng phát trên địa bàn tỉnh, hạn chế thấp nhất số người tử vong do bệnh Dại, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các phòng, ban liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống bệnh Dại theo quy định tại Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn; xử lý nghiêm cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.
- Căn cứ mục tiêu và nội dung của Chương trình quốc gia và các văn bản liên quan, chỉ đạo cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm đạt kết quả cao nhất trong công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn; đưa kết quả công tác phòng, chống bệnh Dại làm tiêu chí xét thi đua, khen thưởng của địa phương, như: Công nhận gia đình văn hóa, bình xét cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ công tác của năm...
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường giám sát đến tận thôn, bản để phát hiện sớm bệnh Dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời; tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán chó, mèo theo đúng quy định; nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ chó, mèo nghi mắc bệnh Dại và ốm, chết không rõ nguyên nhân.
- Tổ chức rà soát, thống kê chính xác số lượng chó, mèo nuôi trên địa bàn; yêu cầu UBND cấp xã chỉ đạo các thôn, bản lập danh sách hộ nuôi chó, mèo và số lượng chó, mèo nuôi của từng hộ; xây dựng, cấp sổ quản lý chó cho các hộ đăng ký nuôi chó trên địa bàn; yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm túc việc khai báo, đăng ký chó nuôi, chấp hành việc xích, nhốt và tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi theo quy định; công khai tại cộng đồng hoặc thông báo danh sách những hộ nuôi chó nhưng không chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại theo quy định.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo nuôi đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT; tháng 3 hàng năm, tổ chức tháng cao điểm tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót đối tượng phải tiêm phòng.
- Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; biện pháp phòng chống bệnh Dại hiệu quả và các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại; nâng cao trách nhiệm của người nuôi với cộng đồng; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát, phát hiện và thông báo cho chính quyền cơ sở, cơ quan thú y và y tế về các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh Dại để kịp thời xử lý.
- Chỉ đạo công khai địa chỉ các cơ sở y tế trên địa bàn và hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh Dại tại các huyện, thành phố; báo cáo kết quả thực hiện và tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý trách nhiệm đối với các địa phương thực hiện không nghiêm túc, thiếu trách nhiệm.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch Dại để triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh dại trên động vật; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc ngành Y tế và các cơ quan liên quan trong công tác thông tin và tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh Dại ở động vật; phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện tiêm vắc xin Dại cho đàn chó, mèo đạt kết quả cao; Cấp giấy chứng nhận tiêm phòng (không cấp giấy chứng nhận tiêm phòng Dại cho các trường hợp chủ nuôi tự tiêm phòng dại cho vật nuôi hoặc cấp khống giấy chứng nhận tiêm phòng dại), thực hiện kiểm dịch vận chuyển lưu thông chó, mèo trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định; chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, vắc xin, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch, để đáp ứng đủ yêu cầu trong mọi tình huống dịch bệnh xảy ra.
- Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021” tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng chống bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Rà soát và tổ chức xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại, đặc biệt tại khu vực thành phố và khu đông dân cư.
3. Sở Y tế
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành Y tế phối hợp với cơ quan thú y, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở tăng cường giám sát bệnh Dại tại cộng đồng; duy trì và tăng cường các điểm tư vấn, tiêm vắc xin phòng bệnh Dại, tổ chức tốt việc tiêm vắc xin phòng Dại cho Nhân dân khi bị chó, mèo cắn. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố công khai địa chỉ các cơ sở y tế và hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý, ngăn ngừa tử vong do bệnh Dại.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh Dại. Xây dựng, cung cấp và phổ biến rộng rãi các nội dung, thông điệp tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bệnh Dại ở người.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại trên người.
4. Các sở, ban, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chủ động, phối hợp triển khai thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế tuyên truyền vận động người dân chủ động, tích cực tham gia thực hiện phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các sở, ngành và Thủ trưởng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống bệnh dại năm 2018 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4 Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại do tỉnh Hải dương ban hành
- 6 Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh dại do tỉnh Thái Bình ban hành
- 7 Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Thông báo 3437/TB-BNN-VP năm 2017 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám tại Hội nghị triển khai "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021 tại tỉnh Thái Nguyên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9 Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11 Nghị định 05/2007/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật
- 1 Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống bệnh dại năm 2018 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4 Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại do tỉnh Hải dương ban hành
- 6 Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh dại do tỉnh Thái Bình ban hành