- 1 Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 2 Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 107/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 4 Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn thành phố Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2022 |
Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06/Chính phủ). Việc triển khai Đề án 06/Chính phủ nhằm cụ thể hóa một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ đặt ra trong năm 2022 và các năm tiếp theo: hạ tầng giao thông, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần đảm bảo quản lý thống nhất, tập trung, thuận lợi, tiết kiệm, minh bạch và hiệu quả. Thành phố Hà Nội được lựa chọn là đơn vị làm điểm để nhân rộng ra cả nước.
Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung nguồn lực triển khai trong năm 2022 và các năm tiếp theo, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:
1. Quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06/Chính phủ
- Tiếp tục tập trung quán triệt nghiêm túc tinh thần Đề án 06/CP; đổi mới sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án 06/Chính phủ, tạo nên sức mạnh tổng hợp trên cơ sở thống nhất về nhận thức, sự đồng thuận cao trong xã hội; phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân Thủ đô trong việc triển khai thực hiện Đề án 06/Chính phủ, góp phần xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030.
- Xác định rõ ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Đề án 06/Chính phủ trong giai đoạn hiện nay; trọng tâm là việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính và các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia/Cổng Dịch vụ công Thành phố gắn với việc thực hiện tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đặc biệt đối với việc thực hiện các dịch vụ công thiết yếu, xác định mục tiêu “lấy sự hài lòng của người dân là thước đo đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố.
- Việc thực hiện Đề án 06/Chính phủ phải được thực hiện đồng bộ, quyết liệt với các biện pháp, giải pháp linh hoạt, nhiệm vụ, lộ trình, thời gian cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ đơn vị thực hiện, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành sớm các mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định trong Đề án 06.
- Yêu cầu Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ thuộc phạm vi Đề án 06/Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND Thành phố về kết quả, tiến độ triển khai; ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai đảm bảo bám sát nội dung, tiến độ thực hiện Đề án 06/Chính phủ và Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 17/02/2022 của UBND Thành phố. Phát huy vai trò người đứng đầu trong việc huy động sự vào cuộc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị, đảm bảo triển khai có hiệu quả Đề án.
2. Đối với Ban Chỉ đạo Đề án 06 Thành phố
- Phát huy vai trò chỉ đạo, điều phối của Bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo 06 Thành phố, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo 06 Thành phố và vai trò của các thành viên Ban Chỉ đạo; định kỳ tổ chức họp, thống nhất nội dung liên quan đến triển khai Đề án trước khi trình UBND Thành phố chỉ đạo; kịp thời tham mưu Ban cán sự đảng UBND Thành phố báo cáo xin ý kiến Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương thực hiện đối với các đề án, dự án, vấn đề lớn, quan trọng, phức tạp.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu, điều phối, triển khai 13 nhiệm vụ chính và 48 nhiệm vụ phối hợp của Đề án 06/Chính phủ.
- Tổ chức triển khai rà soát chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu còn chưa thống nhất hoặc chưa chính xác giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu: Hộ tịch, Thuế, Trẻ em, Bảo hiểm xã hội,... nhằm làm sạch dữ liệu một cách hiệu quả; hướng dẫn Ban Chỉ đạo 06 UBND các quận, huyện thị xã, Ban Chỉ đạo 06 UBND các xã, phường, thị xã thực hiện.
- Tổ chức các Đoàn kiểm tra và định kỳ giao ban với UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn để đôn đốc công việc và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của cấp cơ sở.
- Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và truyền thông; tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 06/KH-BCĐ ngày 15/4/2022 của Ban Chỉ đạo Đề án 06 Thành phố về thông tin, tuyên truyền thực hiện Đề án trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo Trưởng Công an các quận, huyện, thị xã và Trưởng Công an các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Đề án 06/Chính phủ với vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo các cấp.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai có hiệu quả Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các dịch vụ công thiết yếu thuộc phạm vi quản lý của ngành Công an theo Đề án 06/Chính phủ.
- Tổ chức triển khai rà soát, làm sạch dữ liệu dân cư và đẩy nhanh việc cấp định danh điện tử trên địa bàn Thành phố.
- Thực hiện có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến và số hóa hồ sơ thủ tục hành chính các thủ tục lĩnh vực công an thuộc phạm vi quản lý.
- Phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư; giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bất cập trên địa bàn Thành phố trong quá trình triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai nhiệm vụ của các đơn vị trong thực hiện Đề án 06/Chính phủ; định kỳ ngày 25 hằng tháng tổng hợp báo cáo UBND Thành phố, tham mưu Bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo 06 Thành phố, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo 06 Thành phố thường xuyên giao ban để kiểm đếm, đánh giá tiến độ công việc.
5. Giao Văn phòng UBND Thành phố
- Chủ trì hướng dẫn rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính; thống nhất quy trình nghiệp vụ, giải pháp kỹ thuật để tích hợp, cung cấp các dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố đáp ứng yêu cầu số hóa theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
- Phối hợp với Công an Thành phố tổ chức thực hiện tích hợp, kết nối, chia sẻ, xác thực dữ liệu công dân giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành Thành phố chuẩn hóa thông tin dữ liệu; rà soát, làm sạch các thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, bãi bỏ những thủ tục hành chính hết hiệu lực, đồng bộ dữ liệu về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính với Cổng Dịch vụ công Thành phố.
- Tham gia quản lý, vận hành Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp dựa trên dữ liệu theo thời gian thực.
- Nghiên cứu xây dựng Đề án đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021, Nghị định số 107/2021 ngày 16/12/2021, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018, định hướng đề xuất mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố hoặc Trung tâm phục vụ công dân thành phố Hà Nội; báo cáo UBND Thành phố, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy trong Quý III/2022.
6. Giao Sở Thông tin và Truyền thông
- Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các quy trình, thủ tục, hoàn thành việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu số hóa hồ sơ TTHC, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành liên quan theo hướng dẫn tại công văn số 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông và các quy định hiện hành, hoàn thành trước ngày 15/10/2022.
- Bảo đảm hạ tầng, an toàn thông tin kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành và Cổng DVC Quốc gia.
- Phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố, Công an Thành phố đề nghị các cơ quan báo chí và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, vận động người dân sử dụng phần mềm, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
- Phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả công tác truyền thông với các nội dung, hình thức phong phú để người dân, doanh nghiệp dễ hiểu, dễ thực hiện, nhất là sử dụng các phần mềm, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
- Phối hợp Cục chứng thực số và bảo mật thông tin hướng dẫn các đơn vị thực hiện cấp chữ ký số cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.
- Hướng dẫn, chỉ đạo số hóa, cập nhật dữ liệu hộ tịch từ Sổ hộ tịch nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử Thành phố và kết nối với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quốc gia để tránh việc cán bộ, công chức phải thực hiện 02 lần trên 02 hệ thống (theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp).
- Thực hiện rà soát, đối chiếu, cập nhật, đồng bộ giữa dữ liệu hộ tịch và dữ liệu dân cư.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công thiết yếu thuộc phạm vi quản lý theo Đề án 06 và triển khai số hóa theo đúng lộ trình.
- Chỉ đạo, đôn đốc việc cung cấp dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính làm cơ sở để cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại địa phương.
8. Giao Sở Nội vụ: tham mưu tăng cường nguồn lực; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ trình độ, năng lực để thực hiện công việc được giao theo thẩm quyền; bổ sung, sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc triển khai Đề án 06.
9. Các Sở, ban, ngành Thành phố
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công thiết yếu thuộc tham vi quản lý theo Đề án 06 trên địa bàn Thành phố.
- Tham mưu, đề xuất các nội dung số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngành (chuẩn hóa dữ liệu thủ tục hành chính; tổ chức quy trình, nhân sự tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu số hóa,...) và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
10. Giao UBND các quận, huyện, thị xã
- Triển khai các dịch vụ công thiết yếu thuộc phạm vi quản lý theo Đề án 06.
- Thực hiện số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa cấp huyện từ ngày 01/12/2022.
- Đối với dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 phải thực hiện số hóa trong việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa từ ngày 01/7/2022.
- Tổ chức triển khai rà soát chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu còn chưa khớp hoặc chưa chính xác giữa các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch, thuế, trẻ em, bảo hiểm xã hội,... nhằm làm sạch dữ liệu một cách hiệu quả.
11. Giao UBND các xã, phường, thị trấn
- Triển khai, thực hiện các dịch vụ công thiết yếu (Đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn) phục vụ người dân, doanh nghiệp theo tiến độ của Đề án 06.
- Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa cấp xã theo quy định tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 từ ngày 01/6/2023.
Đối với các dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06, từ ngày 01/7/2022 phải thực hiện số hóa trong việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa để người dân không phải khai báo, cung cấp lại.
- Tổ chức triển khai rà soát chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu còn chưa khớp hoặc chưa chính xác giữa các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch, thuế, trẻ em, bảo hiểm xã hội,... nhằm làm sạch dữ liệu một cách hiệu quả.
- Triển khai chứng thực bản sao điện tử từ bản chính phục vụ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở, các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông của Thành phố phối hợp; quán triệt thực hiện Chỉ thị này; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp để Thủ đô Hà Nội xứng đáng là đơn vị tiên phong, đi đầu trong việc triển khai thực hiện Đề án 06; bổ sung việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Đề án 06/Chính phủ là một trong các tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động hàng tháng, quý, năm; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án 06/Chính phủ.
Yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các nội dung Chỉ thị này; chủ động tổ chức triển khai nghiêm túc, định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố (qua Công an Thành phố, Văn phòng UBND Thành phố) về kết quả thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2022 về triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 2 Quyết định 888/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 808/QĐ-UBND năm 2022 về thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4 Kế hoạch 523/KH-UBND năm 2022 về tăng cường triển khai, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại cấp xã của tỉnh Nghệ An
- 5 Kế hoạch 419/KH-UBND năm 2022 về tập huấn “Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho Chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân - Hướng đến một quốc gia số toàn diện” do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 6 Kế hoạch 5731/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030