ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Hải Dương, ngày 17 tháng 08 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; Để tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, bảo đảm lợi ích của nông dân và hạn chế ô nhiễm môi trường; tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý vật tư nông nghiệp theo quy định, trong đó, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp;
- Theo dõi, xử lý kịp thời việc kinh doanh, sử dụng Salbutamol, Aurmine, Cysteamine và các hóa chất, kháng sinh khác trong danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong chăn nuôi, thủy sản;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp; xử lý các cơ quan, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý vật tư nông nghiệp;
- Có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình thực hiện Chỉ thị này.
2. Công an tỉnh:
Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương tăng cường công tác nắm tình hình về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp là hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
3. Sở Công thương:
Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật; chú trọng kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với hàng lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng, điều kiện sản xuất, kinh doanh, bảo quản hàng hóa.
4. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh:
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thành viên tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý nghiêm nhập lậu, kinh doanh vật tư nông nghiệp không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; đồng thời, xây dựng và triển khai kế hoạch chuyên đề về đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.
5. Thanh tra tỉnh:
Tăng cường công tác thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, quản lý vật tư nông nghiệp nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm.
6. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương phân bổ kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước cho công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp.
7. Đài Phát thanh, truyền hình tỉnh; Báo Hải Dương:
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp;
- Công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm; nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống, tố giác, lên án các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, không bảo đảm chất lượng.
8. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
Chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành có liên quan để bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn; xác định việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, ưu tiên phân bổ kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương cho hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp lưu thông và sử dụng trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể của tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2018 về tăng cường trách nhiệm quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 2 Kế hoạch 377/KH-UBND năm 2017 triển khai Chỉ thị 15/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3 Quyết định 21/2017/QĐ-UBND Quy định về phân công phân cấp cơ quan quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4 Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy định cơ quan kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn, thực phẩm nông lâm thủy sản và phân công, phân cấp cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6 Quyết định 1018/QĐ-UBND về phí lưu thông ngành hàng giống nông nghiệp và ngành hàng vật tư nông nghiệp năm 2011 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 1 Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy định cơ quan kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn, thực phẩm nông lâm thủy sản và phân công, phân cấp cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2 Quyết định 21/2017/QĐ-UBND Quy định về phân công phân cấp cơ quan quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3 Kế hoạch 377/KH-UBND năm 2017 triển khai Chỉ thị 15/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4 Quyết định 1018/QĐ-UBND về phí lưu thông ngành hàng giống nông nghiệp và ngành hàng vật tư nông nghiệp năm 2011 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2018 về tăng cường trách nhiệm quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông