ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Bình Dương, ngày 5 tháng 6 năm 2001 |
CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Tiềm năng phát triển thủy sản ở tỉnh Bình Dương tương đối lớn, với tổng diện tích mặt hồ gần 8.000 ha và hệ thống sông suối khá phong phú. Những năm gần đây diện tích nuôi trồng và sản lượng khai thác thủy sản có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên việc quản lý, phát triển và bảo vệ khai thác có hiệu quả những tiềm năng thủy sản trong thời gian qua còn nhiều bất cập như : tốc độ phát triển còn chậm, qui mô nuôi trồng nhỏ; chưa tận dụng cải tạo và khai thác được mặt nước tự nhiên, mặt thoáng ao hồ hiện có hoặc áp dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào nuôi trồng phát triển thủy sản; giống thủy sản không đảm bảo và chưa qua kiểm dịch… do vậy đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó là việc khai thác, đánh bắt thủy sản còn tùy tiện, thiếu khoa học làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản và dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để hạn chế và khắc phục được tình trạng nêu trên, đồng thời thực hiện nghiêm Pháp lệnh và các văn bản pháp qui về bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị :
1) Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản pháp quy quản lý nhà nước về nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tổ chức xây dựng qui hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển ngành thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh. Trước mắt nhanh chóng hoàn tất việc xây dựng đề án “ chương trình phát triển thủy sản tỉnh Bình Dương thời kỳ 2001-2010 ”, để tạo cơ sở cho việc xây dựng các dự án khả thi; thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển thủy sản; bảo vệ nguồn lợi và bảo tồn sự đa dạng sinh học về thủy sản trên địa bàn.
2) Ủy ban nhân dân các huyện, thị trên cơ sở qui hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của tỉnh, tổ chức tiến hành lập kế hoạch cụ thể cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương. Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Pháp lệnh và các văn bản pháp qui về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Chỉ thị 01/1998/CT.TTg ngày 2/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 03/1998/CT.UB ngày 19/2/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Có kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra xử lý các vi phạm về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định pháp luật, đồng thời xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.
3) Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, thị tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thị trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp qui của nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn thủy lợi thủy sản. Tổ chức hướng dẫn cho nhân dân trên địa bàn những quy định về quản lý; phương pháp chọn giống, kỹ thuật nuôi trồng, các biện pháp phòng trừ dịch bệnh đối với các loài thủy sản; khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương một cách có hiệu quả. Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương cho sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện, thị theo định kỳ quý, sáu tháng, chín tháng, năm và đột xuất ( nếu có ).
4) Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nhận khoán, thuê, đấu thầu các vùng nước để nuôi trồng, khai thác chế biến, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; được hưởng lợi ích vật chất do tự bỏ vốn đầu tư, được quyền chuyển nhượng, thành quả lao động, giá trị đầu tư của mình. Đồng thời có trách nhiệm nộp thế, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách, cụ thể hoá các văn bản của nhà nước trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân nhận khoán, thuê, đấu thầu các vùng nước, hồ chứa để nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
5) Các sở, ngành, UBND các huyện thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chỉ thị này : Giao cho sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo dõi việc thực hiện và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện./.
Nơi nhận : | CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 11/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 2 Quyết định 351/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2017
- 3 Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 4 Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 25/1998/CT-UB.NN về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2 Chỉ thị 03/2013/CT-CTUBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3 Chỉ thị 03/1998/CT.UB về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản do tỉnh Bình Dương ban hành
- 4 Chỉ thị 1/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 25/1998/CT-UB.NN về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2 Chỉ thị 03/2013/CT-CTUBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3 Chỉ thị 03/CT-CTUBND năm 2010 về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nuôi trồng thủy sản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành