ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2006/CT-UBND | Mỹ Tho, ngày 09 tháng 5 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO,GIẢM NHẸ THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2006
Tình hình thời tiết trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, hạn, mặn, lũ lụt, lốc xoáy liên tiếp xảy ra nhiều nơi, làm suy thoái môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Thực hiện Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg ngày 20/5/2002 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai; Chỉ thị số 13/2006/CT-TTg ngày 31/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai; để chủ động trong công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
Các ngành, các cấp tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16/1/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão, đã được sửa đổi bổ sung ngày 24/8/2000; Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg ngày 20/5/2002 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai.
Quán triệt trong nội bộ và thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về diễn biến phức tạp của thời tiết để chủ động đề phòng với tinh thần cảnh giác cao, chuẩn bị các biện pháp tích cực, có tính khả thi cao để phòng, chống hạn, mặn, bão, lũ, lụt năm 2006.
2. Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp có nhiệm vụ:
2.1. Khẩn trương tổ chức tổng kết công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2005; xây dựng kế hoạch phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2006 gắn với việc kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp. Riêng việc kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã và huyện ở các huyện Gò Công Đông, Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và Châu Thành phải bố trí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, huyện làm Trưởng Ban Chỉ huy.
2.2. Củng cố mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống dự báo, cảnh báo đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời trong mọi tình huống; đặc biệt đối với tàu thuyền khai thác thủy sản ngoài khơi. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa, bão.
2.3. Tổ chức tuyên truyền cho mọi người dân, nhất là nhân dân ở các xã cù lao, vùng ven biển, các xã trong vùng ngập sâu và ngư dân những kiến thức cơ bản về phòng, chống các dạng thiên tai, cách tiếp nhận thông tin về diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết chủ động phòng, chống khi có tình huống xấu xảy ra.
2.4. Xây dựng, tổ chức tập huấn, diễn tập các phương án phòng, chống lụt, bão, thiên tai trên cơ sở quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ); các sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố phải có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các lực lượng, chỉ đạo kịp thời đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ động phòng tránh và đối phó với các tình huống bất lợi nhất khi lụt, bão, thiên tai xảy ra.
2.5. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 05/2006/CT-UBND ngày 27/2/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2006.
2.6. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác phòng, chống lụt bão của sở, ngành, địa phương mình về Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Chủ động xử lý, giải quyết theo sự phân công, phân cấp và thẩm quyền của mình khi xảy ra thiên tai, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý.
3. Trách nhiệm của các ngành, các cấp:
3.1. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
Phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công xây dựng phương án phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai cụ thể và phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành, xử lý kịp thời và có hiệu quả trong việc đối phó với thiên tai; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống, lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2006.
3.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng từng tuyến đê, huy động mọi nguồn lực để tiến hành tu sửa, gia cố đê biển, đê sông, bờ bao ngăn lũ, đặc biệt là các đoạn xung yếu, đoạn hở, sạt lở. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, đảm bảo khai thông dòng chảy, đủ nước bơm tưới khi khô hạn và tiêu thoát lũ nhanh khi ngập úng; phát động nhân dân đắp đập, bờ bao ngăn lũ, bơm tiêu chống úng bảo vệ sản xuất lúa, vườn cây ăn trái, cây công nghiệp trong mùa lũ.
- Xây dựng các phương án và biện pháp đối phó với hạn và lũ lớn có thể xảy ra để chủ động bảo vệ sản xuất và các cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Tổ chức tập huấn cho nông dân hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc lúa, màu, cây ăn trái trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Sắp xếp lịch thời vụ ở các huyện phía Tây đảm bảo cho thu hoạch lúa Hè Thu trước 05/09/2006, ở các huyện phía Đông thu hoạch lúa Đông Xuân trước 15/3/2007. Tổ chức tiêm phòng gia súc, gia cầm phòng ngừa các dịch bệnh có thể xảy ra vào cuối mùa khô và trong mùa mưa, bão.
- Đề xuất thành lập quỹ phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai theo quy định của nhà nước nhằm huy động sự đóng góp của nhân dân để có thêm nguồn chủ động xử lý khi thiên tai xảy ra.
3.3. Sở Thủy sản:
- Phối hợp các ngành, các cấp có liên quan hướng dẫn ngư dân am hiểu những kiến thức về cách phòng, chống lụt, bão; nhận biết những tín hiệu thông tin liên lạc khi có bão, tai nạn; sử dụng các thiết bị an toàn, cách phòng trách bão, cấp cứu trên biến....Chủ động hỗ trợ giúp đỡ nhau trong việc cứu hộ, cứu nạn khi gặp thiên tai. Tổ chức hực hiện nghiêm túc các quy định đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển. Phối hợp với Công ty Bảo hiểm kiểm tra và yêu cầu các chủ phương tiện tàu cá thực hiện các hình thức bảo hiểm cần thiết.
- Lập kế hoạch phối hợp với các ban, ngành liên quan như Bộ đội Biên phòng, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và các phương tiện thông tin khác đảm bảo thông tin liên lạc cho các tàu thuyền hoạt động trên biển. Tổ chức các khu né bão cho các phương tiện đánh bắt thủy sản neo đậu, ở các huyện phía Đông. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công chỉ đạo việc bảo vệ tốt diện tích nuôi trồng thủy sản.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Công điện số 141/TTg-CN ngày 1/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 02/CT-BTS ngày 8/3/2006 của Bộ Thủy sản về công tác phòng chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.
- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Cảng vụ Mỹ Tho và các tỉnh bạn tổ chức tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.
3.4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công có kế hoạch vận động, tuyên truyền nhân dân giữ vệ sinh môi trường và xử lý kịp thời các tình huống xấu về môi trường do thiên tai gây ra, nhất là ở các ô bao cây ăn trái và khu dân cư trong vùng ngập lũ; có kế hoạch xử lý rác ở các bãi rác bị ngập trong mùa mưa, bão.
3.5. Sở Tài chính:
Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tài chính phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão năm 2006; đồng thời dự trù kinh phí dự phòng để cứu trợ nhân dân khi có thiên tai xảy ra.
3.6. Sở Thương mại - Du lịch:
Lập kế hoạch chuẩn bị và cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân vùng ảnh hưởng bão, triều cường và vùng thường xuyên bị lũ, lụt kéo dài.
3.7. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội:
Có kế hoạch phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công tổ chức thực hiện tốt công tác cứu trợ, giúp đỡ nhân dân sớm khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
3.8. Sở Y tế:
- Dự trù đủ cơ số thuốc dự phòng, lập kế hoạch bổ sung thiết bị và tăng cường nhân viên y tế cho Trung tâm Y tế tuyến huyện, trạm Y tế xã ở các vùng thường có dịch bệnh xảy ra trong mùa mưa, bão.
- Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ mở các lớp tập huấn về sơ, cấp cứu về chữa trị rắn cắn và bị ngộp nước do té kênh, sông cho nhân dân ở vùng bị lũ, lụt.
3.9. Sở Giáo dục - Đào tạo:
- Xây dựng phương án bảo vệ tốt cơ sở vật chất và đảm bảo đủ điều kiện giảng dạy theo đúng chương trình cho các trường học trong vùng thường xuyên bị ngập lũ. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp, chỉ đạo các trường học và nhân dân tổ chức thực hiện việc đưa đón học sinh đi học trong mùa lũ.
- Phối hợp với Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em, Uỷ ban nhân dân các cấp tăng cường tổ chức các điểm giữ trẻ tập trung để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ em vùng ngập lụt.
3.10. Sở Giao thông Vận tải:
- Phối hợp với các địa phương lập phương án bảo vệ các công trình cầu đường; tập trung gia cố các công trình giao thông có nguy cơ hư hỏng do lụt, bão để đảm bảo việc đi lại cho nhân dân. Quy định tải trọng các tuyến đường trong vùng bị ngập lũ, giảm trọng tải các phương tiện thủy trong mùa lũ, thông báo cho mọi người dân biết để thực hiện.
- Tăng cường phối hợp với các địa phương trong việc tổ chức giao thông bằng phương tiện thủy, bộ phù hợp với từng vùng, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện ứng cứu và thay thế khi có sự cố giao thông xảy ra.
3.11. Điện lực Tiền Giang:
Kiểm tra, tu sửa các đường điện trung, hạ thế không an toàn trước mùa mưa bão, đảm bảo cung cấp điện cho sinh hoạt, tưới tiêu phục vụ sản xuất; không để xảy ra sự cố làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.
3.12. Sở Bưu chính, Viễn thông:
Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, nhất là các xã vùng sâu, phục vụ đáp ứng yêu cầu chỉ đạo phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
3.13. Ngành Công an - Quân đội:
- Xây dựng phương án tổ chức lực lượng cơ động sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh điều động của Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. Đồng thời, chủ động xây dựng phương án tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn kịp thời mọi hành địch lợi dụng trong mùa lũ, lụt, thiên tai để tuyên truyền các luận điệu chiến tranh tâm lý; bọn tội phạm lợi dụng trộm cắp, buôn lậu, nâng giá bán hàng hoá, lương thực, thực phẩm. Nắm chắc tình hình nhân khẩu của số hộ có người thường xuyên đi biển để phối hợp với ngành Thủy sản tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra.
- Bộ đội Biên phòng đảm bảo thông tin, phổ biến tần số liên lạc cho ngư dân biết để liên lạc khi cần thiết; bắn pháo hiệu báo bão theo quy định khi có bão. Phối hợp cùng Sở Thủy sản tăng cường kiểm tra việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển. Xây dựng phương án cụ thể để thực hiện tốt công tác tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra.
3.14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công căn cứ đặc điểm, tình hình của địa phương:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch, phương án phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương.
- Kiểm tra và có kế hoạch tu bổ, sửa chữa các bờ vùng, bờ bao bảo vệ lúa Hè Thu, bảo vệ cây công nghiệp, vườn cây ăn trái, khu dân cư, bảo vệ các công trình phúc lợi xã hội, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Có kế hoạch đảm bảo nguồn nước sạch cho nhân dân ở những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm hoặc thiếu nước sinh hoạt.
- Xây dựng phương án sơ tán dân ở các xã cù lao, các hộ đang sống ngoài đê đến nơi an toàn khi có bão, triều dâng.
- Đối với các huyện vùng ngập lũ tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 09/2006/CT-TTg ngày 22/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2006; có kế hoạch bố trí định cư và sơ tán dân tránh lũ trên các tuyến, cụm dân cư; tổ chức các điểm giữ trẻ tập trung và nâng cao ý thức bảo vệ trẻ em trong nhân dân để hạn chế rủi ro.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ sản xuất nhằm hạn chế thấp nhất chi phí sản xuất và thiệt hại do thiên tai gây ra.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang và các đoàn thể phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức mở lớp tập huấn nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai cho hội viên, đoàn thanh niên...vận động và tiếp nhận nguồn hàng cứu trợ của các mạnh thường quân đóng góp khi có thiên tai, có kế hoạch vận động hội viên nhất là lực lượng thanh niên xung kích tham gia ứng cứu và khắc phục hậu quả thiên tai.
5. Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Báo Ấp Bắc, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Tiền Giang thông tin kịp thời về diễn biến thời tiết, tình hình hạn, mặn và thiếu nước ở địa phương qua mạng và trên các phương tiện thông tin cho các ngành, các cấp và nhân dân biết để chủ động phòng, chống. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Chỉ thị 09/CT-UBND về công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2 Chỉ thị 09/2007/CT-UBND về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quận Bình Thạnh từ nay đến cuối năm 2007 và đầu năm 2008 do Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh ban hành
- 3 Chỉ thị 13/2006/CT-TTg về công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai năm 2006 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Chỉ thị 09/2006/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2006 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 02/2006/CT-BTS về công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản năm 2006 do Bộ Thủy sản ban hành
- 6 Quyết định 46/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Chỉ thị 05/2006/CT-UBND về phòng chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2006 do UBND tỉnh Tiền Giang ban hành
- 8 Nghị định 08/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão sửa đổi
- 9 Quyết định 63/2002/QĐ-TTg về công tác, phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Chỉ thị 19/1999/CT-UB về tăng cường công tác phòng chống lũ lụt, bão, bảo vệ sản xuất vụ Hè Thu và tài sản nhân dân do tỉnh An Giang ban hành
- 11 Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 1 Chỉ thị 09/CT-UBND về công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2 Chỉ thị 08/2008/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2008 do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 3 Chỉ thị 09/2007/CT-UBND về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quận Bình Thạnh từ nay đến cuối năm 2007 và đầu năm 2008 do Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh ban hành
- 4 Chỉ thị 19/1999/CT-UB về tăng cường công tác phòng chống lũ lụt, bão, bảo vệ sản xuất vụ Hè Thu và tài sản nhân dân do tỉnh An Giang ban hành